Bé bị sốt có nên đánh cảm: Đừng dại nếu không muốn hại con

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Tâm lý chung của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ khi thấy bé bị sốt là cố gắng tìm cách để hạ sốt cho bé. Thế nhưng, không phải cách hạ sốt nào cũng phù hợp và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Nhiều mẹ còn truyền tai nhau hạ sốt bằng cách đánh cảm. Vậy bé bị sốt có nên đánh cảm không? Phương pháp này có tác hại như thế nào tới sức khỏe của trẻ? Hãy đọc bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác bạn nhé.

1. Bé bị sốt có nên đánh cảm?

Đánh cảm hay được gọi là cạo gió, là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh từ xa xưa. Phương pháp này hay được dân gian sử dụng để điều trị bệnh cảm mạo (bao gồm cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch, tức là bệnh cảm cúm, cúm).

Ngoài ra, đánh cảm còn giúp cải thiện triệu chứng của tình trạng trúng gió độc như:

  • Mệt mỏi, nhức mỏi tay chân.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn hoặc nôn

Trong trường hợp này đánh cảm giúp tạo ra nhiệt lượng làm các mạch máu giãn nở làm khí huyết cơt thể người bệnh lưu thông tốt hơn và nhanh khỏi bệnh hơn.

Và hiện nay có rất nhiều mẹ truyền nhau bí kíp giúp bé khỏi sốt nhanh bằng cách đánh cảm. Nhưng liệu phương pháp đánh cảm có an toàn cho bé? 

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa nhi (Bệnh Viện Bạch Mai) thì chữa sốt cho trẻ bằng cách đánh cảm KHÔNG ĐÚNG, KHÔNG ĐƯỢC LÀM THEO.

Vậy lý do vì sao mà chúng ta không được đánh cảm khi bé bị sốt? Câu trả lời chính là:

  • Da của trẻ nhỏ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm , trong khi đó việc sử dụng phương pháp đánh cảm sẽ tạo ra nhiều ma sát với nhiệt lượng lớn. Điều này có thể khiến làn dao của trẻ bị tổn thương như: xung huyết, chảy máu tạo thành sẹo…
  • Khiến cho tình trạng sốt ở trẻ sẽ ngày càng nặng hơn, bởi cách làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Khi trẻ bị sốt kéo dài như vậy thì rất dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: co giật, biến chứng ở thận, hệ thần kinh…
  • Hơn thế nữa, chưa có một bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định đây là biện pháp an toàn trong việc hạ sốt ở trẻ.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo rằng cha mẹ và người thân hoàn toàn KHÔNG được cạo gió cho trẻ khi bị sốt.

Bé bị sốt vẫn không nên đánh cảm

 Không nên đánh cảm khi bé bị sốt

2. Một số phương pháp dân gian hỗ trợ hạ sốt an toàn và hiệu quả cho bé

Nếu em bé của mẹ chỉ sốt nhẹ (thân nhiệt không quá cao < 38.5°C) thì mẹ vẫn chưa cần cho bé uống thuốc. Trong trường hợp này, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ hạ sốt an toàn và hiệu quả cho bé như dưới đây:

2.1. Chanh tươi – vị cứu tinh cho trẻ bị sốt

Đã bao giờ mẹ thử cắt chanh thành từng lát mỏng và đặt lên bề mặt da của mình chưa? Có thể mẹ đã từng làm rồi đúng không? Và chắc có lẽ mẹ cảm nhận thấy rất mát lạnh và sảng khoái đúng không?

Tương tự vậy, mẹ có thể đắp từng lát chanh mỏng cho bé bị sốt trên 38 độ C để giúp giảm sốt nhanh nhé. Cách làm cũng rất đơn giản thôi, mẹ chỉ cần đắp những lát chanh lên những vùng da có nhiệt độ cao trong cơ thể như trán, khủy tay, chân, dọc sống lưng

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là không nên đắp chanh lên vùng da bị trầy xước, tổn thương bởi trong chanh có axit sẽ gây tổn thương nặng hơn ở những vùng da đó. Hơn thể nữa, vì axit trong chanh có tính chất bào mòn da nên sau khi đắp chanh thì mẹ cũng cần chống nắng cho trẻ nhỏ bằng các phương pháp như: dùng mũ áo chống nắng hoặc bôi kem chống nắng cho trẻ nhỏ.

Đắp chanh tươi cho trẻ bị sốt

Đắp chanh tươi cho trẻ bị sốt

2.2. Sử dụng cây nhọ nồi

Tiếp theo trong danh sách những phương pháp dân gian giúp hạ sốt cho trẻ nhỏ là mẹ có thể cho bé uống nước cỏ nhọ nồi. Cách thực hiện như sau:

  • Nhặt phần lá cây nhọ nồi, rửa sạch cho vào giã nát, hoặc xay nhuyễn.
  • Cho vào nồi nấu đun sôi, lọc bỏ bã, mẹ có thể cho thêm đường tạo vị ngọt dễ uống.
  • Mỗi lần uống khoảng 50ml, uống 2 – 3 lần/ ngày.

Ngoài ra, với phần bã thì mẹ có thể để nguội cho vào khăn xô để cuộn lại và chườm lên những khu vực khác nhau trong cơ thể của trẻ như: trán, nách, bẹn để bé nhanh hạ sốt nhé.

Mẹ có thể cho trẻ bị sốt uống nước hạ sốt

Mẹ có thể cho trẻ  uống nước cỏ nhọ nồi để hạ sốt

2.3. Giấm táo

Trong trường hợp mẹ không có chanh tươi hay cỏ nhọ nồi thì mẹ phải làm sao đây? Mẹo nhỏ là mẹ có thể sử dụng giấm táo có bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại uy tín.

Để có thể hạ sốt cho trẻ bằng dấm táo thì mẹ có thể dùng dùng một chiếc khăn mềm vào ngâm trong dung dịch dấm táo (đã pha loãng với nước với tỷ lệ 1: 2) trong 10 phút. Sau đó, dùng chiếc khăn này để đắp lên người trẻ.

Không những vậy, mẹ có thể dùng khăn thấm giấm táo rồi quấn quanh lòng bàn chân của trẻ.

Sử dụng giấm táo để tắm cho trẻ bị sốt

Sử dụng giấm táo để tắm cho trẻ bị sốt

2.4. Tinh dầu tràm hoặc oải hương

Thêm một mẹo nhỏ nữa cho mẹ có con đang bị sốt là có thể cho bé tắm bằng tinh dầu tràm hoặc oải hương. Theo kinh nghiệm dân gian thì tinh dầu tràm và oải hương giúp thông mũi, giảm sốt, giữ ấm cho cơ thể, phòng tránh cảm lạnh. 

Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm ấm, cho trẻ ngâm 5 – 7 phút sẽ giúp giãn nở các mạch máu và làm cho bé sẽ hạ sốt nhanh hơn.

Tinh dầu tràm oải hương có thể sử dụng cho trẻ bị sốt

Tinh dầu tràm oải hương có thể sử dụng cho trẻ bị sốt

2.5. Sử dụng lô hội

Thêm một tác dụng tuyệt vời nữa của lô hội đó chính là có thể hạ sốt. Để có thể hạ sốt hiệu quả cho trẻ thì mẹ có thể sử dụng phần lõi dạng gel của lô hội để xoa nhẹ lên phần bàn chân, tay hoặc trán, lưng của trẻ.

Phần gel có trong lõi của lô hội sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và tạo ra cảm giác dễ chịu cho bé. Có lẽ bé sẽ cảm thấy rất thích thú khi mẹ mát xa cho bé bằng lô hội đấy.

Tuy những cách dân gian trên rất hiệu quả, nhưng chỉ là những cách hỗ trợ để giúp bé hạ sốt. Và để Nếu bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời nhé.

Lô hội

Mẹ có thể sử dụng lô hội để mát xa cho bé

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ trả lời được thắc mắc: bé bị sốt có nên đánh cảm không và biết thêm một số mẹo dân gian an toàn, hiệu quả giúp bé hạ sốt. Chúc bé sẽ sớm khỏi sốt và nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng nhé.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến