Giật mình với sự thật: Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Quan niệm khi trẻ gặp phải các vấn đề về hô hấp như: ho, viêm phế quản, viêm phổi phải kiêng khem đủ thứ từ lâu đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người. Trong đó, rất nhiều người quan tâm và có cùng chung thắc mắc là bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không? Cho bé đang mắc viêm phế quản có gây hại gì không? Cần lưu ý những gì? Nếu mẹ cũng đang có những thắc mắc này thì hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?

Câu trả lời là trẻ bị viêm phế quản vẫn CÓ THỂ ăn được tôm và những ý kiến cho rằng, trẻ bị viêm phế quản không ăn được tôm là hoàn toàn không chính xác.

Vậy cụ thể ăn tôm đem lại những lợi ích gì cho sức khỏe của trẻ đang mắc bệnh viêm phế quản, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn này ngay dưới đây nhé.

Tôm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài cholesterol, 100 g tôm nấu chín cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • 99 kilo calories năng lượng
  • 24 g protein
  • 0,3 g chất béo
  • 0,2 g carbohydrate
  • 70 mg canxi
  • 0,5 mg sắt
  • 39 mg magiê
  • 237 mg phốt pho
  • 259 mg kali
  • 111 mg natri
  • 1,64 mg kẽm

Chính nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy mà tôm cung cấp nguồn năng lượng lớn, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đang sức khỏe yếu như trẻ đang mắc bệnh viêm phế quản.

Nhờ đó, giúp bảo vệ cơ thể tránh mắc phải nhiều bệnh khác trong quá trình điều trị căn bệnh này, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa tổn thương của cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Ngoài những thành phần như đã kể trên, trong tôm có chứa nhiều chất chống oxy hóa mà cụ thể là astaxanthin. Hợp chất này đem tới nhiều tác dụng tuyệt vời như:

  • Có thể giúp chống viêm bằng cách ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do làm hỏng các tế bào trong cơ thể. Nhờ đó, giúp phục hồi các tế bào phế quản bị viêm.
  • Tốt cho não bộ của trẻ nhỏ, giúp tăng cường trí nhớ và duy trì hoạt động của hệ thống thần kinh.

Ngoài ra, mời mẹ tiếp tục tìm hiểu lời giải đáp thắc mắc khác liên quan đến chuyện ăn uống, điển hình như: Trẻ bị viêm phế quản nên ăn cháo gì?

Bé bị viêm phế quản vẫn có thể ăn tôm được

Bé bị viêm phế quản vẫn có thể ăn tôm được

2. Hướng dẫn chế biến một số món ăn từ tôm cho trẻ viêm phế quản

Với những thông tin ở trên thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho trẻ bị viêm phế quản ăn tôm rồi đúng không nào? Vậy có những cách chế biến món ăn từ tôm như thế nào? Mời mẹ tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

2.1. Tôm sú hấp nước dừa

Nếu mẹ còn đang lo lắng không nên cho bé bị viêm phế quản nên ăn gì thì có thể chế biến món tôm sú hấp nước dừa nhé. Chỉ nghe tên món ăn này thì mẹ cũng thấy rất hấp dẫn rồi nhỉ? Vậy thì còn chần chừ gì nữa, mẹ hãy chúng tôi bắt tay vào chế biến ngay thôi:

- Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tôm 500 gam.
  • 1 trái dừa xiêm.
  • 2 củ hành tím.

- Cách thực hiện như sau:

  • Cắt râu tôm và đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Chắt lấy nước dừa, sau đó gọt vỏ dừa xiêm, tỉa khoanh tròn để sau đấy có thể xếp tôm lên.
  • Đổ nước dừa vào nồi sau đó đun sôi lên.
  • Tiếp tục đập dập hành tím, sau đó cho vào nồi nước dừa và thêm gia vị cho hợp khẩu vị của bé.
  • Cho tôm sú đã rửa sạch vào nồi nước dừa, đảo đều.
  • Khi thấy tôm chín thì tắt bếp và vớt ra đĩa.
  • Để trình bày đẹp mắt thì mẹ có thể xếp tôm lên xung quanh miệng của quả dừa.

Tôm sú hấp nước dừa

Tôm sú hấp nước dừa

2.2. Tôm sốt cà chua

Ngoài ra, mẹ có thể làm thêm món tôm sốt cà chua để kích thích sự thèm ăn của trẻ và giúp trẻ ăn nhiều hơn nữa. Mẹ có thể thực hiện theo cách như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200 gam tôm sú loại to.
  • Một ít lát gừng đã thái mỏng.
  • 2 nhành hành lá
  • Nước sốt cà chua: 1 chén nhỏ.

- Cách chế biến:

  • Rửa sạch tôm, cắt bỏ râu tôm và phần đầu. Ngoài ra, mẹ cũng cần làm sạch hành lá nữa nhé.
  • Cho dầu ăn vào chảo đến khi dầu ăn nóng già thì cho tôm vào chiên, nhưng chỉ chiên tới khi tôm vừa chín tới thôi nhé.
  • Sau đó thêm gừng và phi thơm trong vòng 30 giây.
  • Tiếp tục cho thêm nước sốt cà chua, đảo đều trong 30 giây.
  • Rắc phần hành lá vào tôm, tiếp tục đảo đều trong 1 phút.

Sau đó, mẹ vớt tôm ra đĩa và cùng bé thưởng thức món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này nhé.

>>>> Mời mẹ cùng tiếp tục tìm hiểu những món ăn hấp dẫn khác cho trẻ thông qua bài viết: Các món ăn cho trẻ bị viêm phế quản

Tôm sốt cà chua

Tôm sốt cà chua

3. Lưu ý khi cho trẻ bị viêm phế quản ăn tôm

Một số chú ý dưới đây sẽ giúp mẹ đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng các món ăn chế biến từ tôm, mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

3.1. Những trẻ bị dị ứng với tôm thì không nên ăn

Động vật có vỏ, trong đó có tôm được xếp vào danh sách 1 trong 8 thực phẩm hàng đầu ở Mỹ gây dị ứng với tỷ lệ cao.

Nguyên nhân mà một số trẻ cũng như các đối tượng khác xuất hiện hiện tượng dị ứng sau khi ăn tôm đó chính là một số loại protein tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin có trong động vật có vỏ gây ra phản ứng dị ứng.

Các triệu chứng khi trẻ bị dị ứng tôm rất đa dạng và bao gồm ngứa ran trong miệng, các vấn đề về tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy), nghẹt mũi hoặc phản ứng da sau khi ăn.

Không chỉ có vậy, một số trẻ bị dị ứng tôm cũng có thể có phản ứng phản vệ. Đây là một phản ứng nguy hiểm, đột ngột cuối cùng có thể dẫn đến co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Trong một số trường hợp, ngay cả hơi từ tôm nấu cũng có thể gây ra phản ứng. Do đó, những trẻ bị dị ứng tôm cũng phải tránh gặp phải các tình huống mà chúng có thể tiếp xúc với tôm một cách trực tiếp (ăn tôm trực tiếp) hay gián tiếp (ngửi phải hơi tôm nấu).

Với những trẻ bị di ứng với tôm thì không nên cho ăn

Với những trẻ bị di ứng với tôm thì không nên cho ăn

3.2. Cách chọn tôm có chất lượng tốt

Với những trẻ không bị dị ứng và ăn được tôm thì mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn tôm.

Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ thì trước tiên là mẹ cần chọn loại tôm có chất lượng cao, không bị hư hỏng, không bị nhiễm bệnh và tôm không nằm trong vùng bị ô nhiễm nguồn nước.

Bên cạnh đó, mẹ cần cảnh giác vấn nạn sử dụng kháng sinh trong việc nuôi tôm để điều trị các bệnh mà tôm mắc phải. Tại Mỹ, các cơ quan chức năng đã phát hiện một lượng sulfadimethoxine có trong tôm đang bán tại thị trường.

Việc sử dụng kháng sinh trong quá tình nuôi tôm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh khi người dùng sử dụng những loại tôm này.

Chính vì thế để đảm bảo chất lượng của tôm mà trẻ cũng như người lớn đã sử dụng, mẹ cần tham khảo một số biện pháp dưới đây:

- Cụ thể là khi mua tôm sống, mẹ nên lựa chọn những con mà có phần thịt săn chắc. Không những vậy, vỏ ngoài của tôm cần phải có màu xanh xám, nâu hồng hoặc nâu nhạt. Nếu vỏ ngoài tôm có đốm đen thì rất có thể tôm đã hỏng hoặc đang trong quá trình phân hủy.

- Ngoài ra, khi nấu tôm chín thì nên có mùi thơm nhẹ, nếu sau khi đun chín mà tôm có mùi tanh nặng hoặc có kiểu mùi khó chịu thì rất có thể tôm đã bị hỏng. Bên cạnh đó, sau khi nấu chín mẹ có thể quan sát vẻ ngoài của tôm để biết tôm có chất lượng hay không (thể chất săn chắc, có màu đỏ hoặc màu trắng hồng).

- Hơn thế nữa, mẹ nên mua loại thực phẩm này từ những nhà cung cấp có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo chất lượng nhé.

Mẹ nên chọn tôm với chất lượng tốt

Mẹ nên chọn tôm với chất lượng tốt

3.3. Không nên cho trẻ bị viêm phế quản ăn quá nhiều tôm

Mẹ biết không, tuy là một loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều tác dụng đối với trẻ bị viêm phế quản nhưng mẹ cũng không nên cho trẻ ăn tôm quá nhiều. Bởi điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.

Vậy cụ thể trẻ nên ăn tôm với lượng bao nhiêu là đủ?

  • Đối với trẻ 7 – 12 tháng: mẹ có thể cho trẻ ăn khoảng 20 – 30 g phần thịt của tôm/lần, trẻ có thể ăn được 2 – 3 bữa/tuần.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: lượng phần thịt của tôm có thể tăng lên một chút, khoảng 30 – 40 g thịt/lần, duy trì 3 – 4 bữa/tuần
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: mỗi lần mẹ có thể cho trẻ ăn khoảng 100g.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không? Cần chú gì khi ăn tôm? Chúc bé sẽ có hồi phục sức khỏe nhanh chóng và sớm khỏi bệnh nhé.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến