1. Tại sao bé bị viêm phế quản ho có đờm?
Viêm phế quản trẻ em chia ra 2 giai đoạn, giai đoạn khô và giai đoạn ướt. “Khởi động” bằng giai đoạn khô trẻ gặp phải những triệu chứng của viêm phế quản trẻ em như sốt nhẹ, sổ mũi trắng kèm thêm ho khan. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn ướt, đờm bỗng đâu kéo đến ngày một nhiều ở đường hô hấp của trẻ.
Vậy tại sao viêm phế quản thường đặc trưng ho đờm?
Bình thường thì trong đường hô hấp của các bé đã tồn tại dịch đờm nhầy màu trắng, tuy nhiên sô lượng và độ quánh của lớp dịch nhầy này chỉ vừa phải.
Khi viêm phế quản xảy ra, thành ống phế quản là nơi chịu tác động đầu tiên. Hàng loạt các phảm ứng viêm “bùng nổ”, “sản phẩm” của phản ứng viêm này chính là tăng tiết dịch, lượng dịch được tiết ra cứ thế tăng dần theo thời gian.
Viêm cũng làm “cấu trúc” của thành phế quản bị thay đổi - gây ra những “lỗ hổng”. Những “lỗ hổng” ngày một nhiều, làm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu… có thể lọt vào trong lòng của phế quản, làm màu sắc và độ quánh của đờm ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Đờm trở nên “cứng đầu” hơn, đặc hơn, màu xanh hoặc có lẫn máu.
Ho có đờm có phải đặc trưng của viêm phế quản?
2. Đờm trong viêm phế quản có đặc điểm gì?
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản trẻ em phổ biến nhất là do vi rút, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ các bé bị viêm phế quản do vi khuẩn.
Đờm là “ngôi nhà” trú ngụ của hàng nghìn, hàng vạn vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, mẹ đừng vội ngoảnh mặt đi, bởi chỉ cần bỏ ra một phút quan sát màu sắc của nó mẹ có thể hiểu được viêm phế quản đang diễn biến như thế nào trong cơ thể trẻ.
Như đã nói ở trên, trong phế quản của trẻ luôn tồn tại dịch nhầy màu trắng, trong suốt. Khi mới “chớm” hoặc “thủ phạm” gây viêm phế quản là vi rút thì phế quản của bé được “chất đầy” bởi đờm màu trắng đục.
Khi đờm “biến hóa” thành màu xanh hoặc vàng là lúc viêm phế quản đã trở nên nặng hơn bởi lúc này không đơn giản là viêm phế quản do vi rút. Nguyên nhân viêm phế quản ở bé được “cộng hợp” bởi cả vi khuẩn.
Đờm có màu xanh hoặc vàng thường là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn, màu sắc này do một loại enzyme có màu xanh do bạch cầu trung tính tiết ra. Khi đờm chuyển từ màu trắng đục sang xanh hoặc vàng là bệnh viêm phế quản đã trở nặng hơn.
Đờm trong viêm phế quản có đặc điểm gì đáng chú ý
3. Đờm nhiều trong viêm phế quản gây những tác hại gì cho bé?
Viêm phế quản ở trẻ cứ ngày càng tiến triển, đờm cũng theo đó mà tăng cả số lượng và “chất lượng” (đặc quánh). Chính nguyên nhân này làm những cơn ho “kéo đến” nhiều hơn với mục đích “tống tiễn” hết đờm ra khỏi đường hô hấp.
Từ những cơn ho “dữ dội” này, lại “rủ” thêm không biết bao những hậu quả đằng sau, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Nôn trớ
- Đau tức ngực
- Khó ngủ
- Quấy khóc
- Không chịu ăn, biếng ăn
Lượng đờm lớn tồn tại trong đường ống phế quản là kẻ ngáng đường vô duyên, cản trở sự lưu thông của không khí. Cộng thêm sự co thắt của phế quản gây khó thở hay thở khò khè. Đây là triệu chứng khiến nhiều mẹ lo lắng nhất. Cùng đi tìm giải pháp để “đuổi thẳng cổ” đờm ra khỏi phế quản để bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!
Khó thở có thể là hậu quả của đờm nhiều trong viêm phế quản
4. Làm gì để “đánh bay” đờm trong viêm phế quản?
Ngoài những thuốc điều trị viêm phế quản cho trẻ thì Bảo Khí Nhi Plus “mách nhỏ” cho mẹ cách làm giảm nhanh chóng đờm từ đó giảm ho trong viêm phế quản
4.1 Vỗ rung
Vỗ rung là kỹ thuật phổ biến nhằm giúp đờm có thể long ra một cách dễ dàng hơn. Mặc dù là kỹ thuật trong nhi khoa nhưng mẹ hoàn toàn có thể thực hiện với bé yêu nhà mình.
Mẹ chụm bàn tay lại tạo thành một khoảng có khe hở, vỗ liên tục lên lưng của trẻ theo hướng từ phổi lên phần cổ. Mẹ tiến hành vỗ rung trong vòng 10 phút, vỗ tạo cảm giác lồng ngực của trẻ rung lên từng nhịp, với âm thanh phát ra bộp bộp.
Nếu bé yêu đang ngủ, mẹ hoàn toàn có thể đặt con nằm nghiêng và cũng vỗ vào lưng bé theo cách trên. Sau khi vỗ rung, mẹ nhẹ đặt ngón tay day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài.
Vỗ rung là cách loại bỏ đờm trong viêm phế quản
4.2 Cho bé bú hoặc uống nhiều nước.
Bổ sung nước đầy đủ là cách giúp cơ thể có “nguyên liệu” để làm loãng đờm ở phế quản và khí quản của trẻ. Từ đó mẹ có thể “thở phào” bởi vì trẻ giảm khò khè, khó thở.
4.3 Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng
Không khí ẩm cũng có thể là “vũ khí” giúp trẻ thoát khỏi viêm phế quản, giúp giảm ho và loãng đờm
4.4 Sản phẩm hỗ trợ
Thật sót xa khi bé cứ ho có đờm, nôn trớ, khò khè, khó thở… bởi viêm phế quản cứ tái đi tái lại. Nhưng giờ đây chỉ là chuyện nhỏ bởi mẹ đã “học lỏm” được cách giảm ho đờm, giảm tái phát viêm phế quản ở bé yêu, từ chuyên gia về bệnh hô hấp.