Bé Bị Viêm Phế Quản Ho Nhiều Phải Làm Sao?

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Những căn bệnh về đường hô hấp điển hình là viêm phế quản thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé đặc biệt là triệu chứng ho dai dẳng, ho nhiều không dứt. Tại sao trẻ bị ho viêm phế quản? Phải làm thế nào khi bé bị viêm phế quản ho nhiều? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé

1. Tại sao bé bị viêm phế quản ho nhiều và hay tái phát?

Ho là triệu chứng viêm phế quản thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, đường hô hấp lúc này sẽ xuất hiện các chất nhầy, đờm,…

Ho thực chất là một cơ chế sinh lý nhằm bảo vệ cơ thể và trong một chừng mực nào đó thì ho có lợi cho sức khỏe của trẻ bị viêm phế quản khi ho giúp tống các dị vật, tác nhân gây bệnh,…ra khỏi đường hô hấp.

Tuy nhiên, nếu để ho kéo dài sẽ gây khó chịu cho trẻ, khiến bé mệt mỏi, dễ nôn và chán ăn.

Mặt khác, ho kéo dài và hay tái phát ở trẻ bị viêm phế quản có thể là dấu hiệu bệnh nặng lên hoặc đã chuyển sang mạn tính.

Tại sao trẻ bị viêm phế quản ho nhiều

Trẻ bị viêm phế quản 

Trẻ mắc viêm phế quản bị ho kéo dài và ho hay tái phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

1.1. Nguyên nhân gây bệnh chưa được loại bỏ

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em có thể là do virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác.

Nếu các nguyên nhân gây viêm phế quản không được điều trị để loại bỏ thì trẻ vẫn tiếp tục bị viêm phế quản và ho kéo dài.

>>> Tìm hiểu ngay: 5 "Thủ phạm" chính gây bệnh viêm phế quản ở trẻ để phòng tránh tái phát bệnh cho trẻ Tại bài viết Nguyên Nhân Trẻ Bị Viêm Phế Quản.

1.2. Bội nhiễm vi khuẩn

Khi trẻ bị viêm phế quản, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu. Và đây chính là cơ hội cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể và gây nên các bệnh ở đường hô hấp.

1.3. Tiếp xúc với khói thuốc hoặc không khí ô nhiễm

Bên cạnh việc nhiễm khuẩn, trẻ bị bệnh viêm phế quản còn do bị dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, bụi và môi trường ô nhiễm.

Nếu các yếu tố này không được loại bỏ, trẻ sẽ dễ bị ho kéo dài và tái phát thường xuyên.

1.4. Không uống đủ nước

Khi bị viêm phế quản, bạn cần cho trẻ uống đủ nước.

Nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, làm giảm kích ứng họng từ đó giảm ho.

Việc không cho trẻ uống đủ nước sẽ khiến trẻ ho nhiều hơn và kéo dài hơn.

Ho là triệu chứng thường gặp khi con bị viêm phế quản

1.5. Không khí quá lạnh hoặc quá khô

Không khí quá lạnh hoặc quá khô khiến đường thở của trẻ bị thô ráp, khô và dễ bị kích thích gây nên ho kéo dài và hay tái phát.

Tuy nhiên, không nên để độ ẩm không khí quá cao, sẽ không tốt cho trẻ bị viêm phế quản. Không khí quá ẩm có thể gây hen suyễn ở một số trẻ và kích thích sự phát triển của bụi, nấm mốc.

1.6. Lạm dụng thuốc xịt mũi, thuốc giảm ho

Bé bị viêm phế quản thở khò khè do đó các mẹ thường mua thuốc xịt mũi để có thể giúp trẻ đỡ bị sổ mũi, ngạt mũi.

Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng thuốc xịt mũi trong một thời gian dài và dừng thuốc đột ngột khi triệu chứng thuyên giảm có thể gây ra hiệu ứng tái lại (rebound effects).

Khi đó niêm mạc mũi của trẻ sẽ sưng lên, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho.

2. Hậu quả khi bé bị viêm phế quản ho nhiều

Như đã nói ở trên, ho thực chất là một cơ chế sinh lý nhằm bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể của trẻ tống các dị vật, tác nhân gây bệnh,…ra khỏi đường hô hấp.

Tuy nhiên, ho kéo dài và hay tái phát gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Ho lâu ngày khiến trẻ dễ bị nôn thức ăn sau khi ăn, làm trẻ cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, thiếu dinh dưỡng và có thể bị suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, ho còn làm lây lan các yếu tố gây bệnh viêm phế quản từ bé sang người khác.

Vì thế, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có cách chữa viêm phế quản cho trẻ đúng đắn để có thể cải thiện triệu chứng ho này cũng như điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản. 

3. Các biện pháp giảm ho ở trẻ viêm phế quản

Khi tình trạng ho kéo dài ở trẻ viêm phế quản, thì mẹ nên lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phế quản chi tiết để giúp giảm ho hiệu quả.

3.1. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá 

Khói thuốc lá gây nên các cơn co thắt đường thở và sẽ khiến trẻ bị viêm phế quản ho nặng hơn.

Do đó, bạn cần tránh tuyệt đối việc hút thuốc gần trẻ hoặc để trẻ ở những nơi có khói thuốc.

Ba mẹ tránh cho con tiếp xúc với khói thuốc lá

3.2. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể trẻ, và đặc biệt khi trẻ bị ốm thì cần cần phải cho trẻ uống đủ nước.

Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp cơ thể đào thải dễ dàng độc tố ra khỏi cơ thể.

Mặt khác, nước sẽ giúp giảm kích ứng họng, làm loãng đờm do đó sẽ giúp trẻ giảm ho.

Cho con uống đủ nước khi bị viêm phế quản

Cần chú ý là nên cho trẻ uống nước ấm, tránh cho trẻ uống nước lạnh vì sẽ làm trẻ bị viêm phế quản ho nhiều hơn.

3.3. Giữ ấm cho trẻ

Khi trời trở lạnh, các tác nhân gây bệnh viêm phế quản như virus, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn. 

Vì vậy, thời tiết lạnh làm tăng nguy có mắc viêm phế quản ở trẻ.

Đối với trẻ bị viêm phế quản, thời tiết lạnh càng làm trẻ ho nhiều và nặng hơn.

Do đó, để phòng tránh bé bị viêm phế quản ho nhiều và nặng, bạn cần phải giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng bằng cách cho trẻ đeo khăn quàng, đeo khẩu trang, mặc đủ quần áo ấm,…

3.4. Trẻ sống trong bầu không khí sạch, ẩm

Không khí quá khô sẽ  khiến đường thở của trẻ bị khô, thô ráp và dễ bị kích thích gây nên.

Các chất bụi bẩn có trong không khí bị ô nhiễm có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp gây ho và viêm phế quản.

Do đó, bạn cần đảm bảo không khí trong phòng trẻ phải sạch và đủ ẩm.

Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ nằm (ngồi) điều hòa quá lâu bởi vì điều hòa sẽ làm không khí bị khô.

3.5. Cho trẻ uống thuốc giảm ho

Nên cho trẻ sử dụng các bài thuốc trị ho ở trẻ em với gừng, quất, mật ong,… hoặc các loại thuốc trị ho siro như siro trị ho, siro bổ phế,…

Quất ngâm mật ong giảm ho hiệu quả cho con bị viêm phế quản

Trường hợp trẻ bị viêm phế quản ho nặng kéo dài hơn có thể sử dụng thuốc giảm ho nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Với trường hợp ho khan, có thể sử dụng dextromethorphan cho trẻ.

Còn khi trẻ bị ho có đờm có thể dùng các thuốc giảm ho long đờm như acetylcysteine, bromhexine hydrochloride,…

4. Phòng ngừa ho viêm phế quản nặng lên

Viêm phế quản ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe của trẻ, vì thế mẹ hãy chú ý một số phương pháp sau để ngăn ngừa sự tiến triển nặng thêm của ho viêm phế quản.

4.1. Cách ly trẻ

Bạn cần cách ly trẻ khỏi các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của viêm phế quản.

Ở trẻ em, viêm phế quản là có thể là do trẻ bị nhiễm virus như trong bệnh cảm cúm thông thường hoặc bệnh cúm. Có đôi khi, viêm phế quản là do trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc dị ứng khói, phấn hoa và bụi. Bên cạnh đó thời tiết lạnh, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hen suyễn,… là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản ở trẻ.

Để phòng tránh việc trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, bạn cần:

  • Hạn chế cho trẻ nhỏ đến những nơi công cộng, nơi dễ có người bị cảm.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm virus, ví dụ như người bị cảm cúm.
  • Đảm bảo trẻ đã rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi chạm tay vào đồ ăn.
  • Luôn che miệng khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn tay hoặc khăn giấy.
  • Không khí trong phòng trẻ phải luôn sạch sẽ, không bụi bẩn, không khói thuốc.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là về ban đêm.

4.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển hoàn thiện của các cơ quan đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ phòng ngừa, nhanh khỏi bệnh hoặc ngừa tái phát viêm phế quản. Một số chú ý về vấn đề dinh dưỡng mẹ có thể lưu ý:

  • Cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi.
  • Cho trẻ ăn đủ chất theo 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ,…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phòng tránh các bệnh hô hấp

  • Cho trẻ ăn các loại rau, củ, quả chứ nhiều các vitamin A, C, E như cam, quýt, đu đủ,…
  • Cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như Kẽm, Taurin, Lysin,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đường tinh luyện.

4.3. Vận động tích cực

  • Bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của bé. Tập thể dục giúp làm tăng số lượng tế bào diệt tự nhiên (NK – Nature kill) – một vũ khí quan trọng của hệ miễn dịch.
  • Rèn luyện vận động còn giúp giảm căng thẳng đồng thời giúp trẻ xây dựng một lối sống lành mạnh.
  • Để khuyến khích trẻ tăng cường vận động, bạn nên tổ chức cho trẻ các hoạt động rèn luyện nhẹ nhàng và có sự tham gia của các thành viên trong gia đình như đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ, bóng đá,…

4.4. Tiêm phòng cho trẻ 

Tiêm phòng là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Ba mẹ cho con đi tiêm phòng đầy đủ ngăn ngừa các bệnh về hô hấp

  • Virus cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản. Không chỉ vậy, virus cúm còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm xoang, suy đa tạng thậm chí là tử vong. Virus cúm biến đổi mỗi năm và do vậy cần phải cho trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Người mẹ đang mang thai cũng cần tiêm vaccine ngăn ngừa cúm giúp bảo vệ cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và cả những tháng đầu sau khi sinh. Điều này là rất quan trọng bởi trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vaccine cúm.

4.5. Điều trị triệt để

Đây là điều quan trọng nhất để ho của viêm phế quản không còn cơ hội phát triển nặng thêm nữa.

Do đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ điều trị viêm phế quản của bác sĩ.  Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm các sản phẩm từ thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp cho trẻ như Bảo Khí Nhi Plus. 

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến