Môi trường khói thuốc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ viêm phế quản kéo dài
1. Nguyên nhân khiến bé bị viêm phế quản mãi không khỏi
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản - ống mang không khí đến và đi từ phổi. Bé bị viêm phế quản lâu ngày có thể là do một trong các nguyên nhân sau:
1.1. Trẻ mắc thêm một số loại Vi rút khác
Vi rút là nguyên nhân gây viêm phế quản hàng đầu ở trẻ. Đặc biệt là sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bị viêm mũi, họng thì sức đề kháng suy giảm làm virus gây bệnh viêm phế quản càng hoạt động mạnh, đồng thời cơ thể trẻ lúc này càng dễ mắc thêm một số loại vi rút khác làm rối loạn chức năng hệ thống hô hấp.
Chính vì vậy, nhiều trẻ bị viêm phế quản cứ kéo dài mãi không khỏi.
1.2. Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm
Khi mắc viêm phế quản, chức năng hệ hô hấp cũng như sức đề kháng của trẻ thường sẽ suy giảm. Cộng với việc trẻ thường xuyên sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá càng dễ khiến cho phế quản trong cơ thể trẻ bị tổn thương nặng nề hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh viêm phế quản kéo dài.
1.3. Trẻ bị nhiễm lạnh
Cơ thể của trẻ có thể bị nhiễm lạnh trong các trường hợp như:
- Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột.
- Mẹ cho trẻ tắm quá lâu hoặc tắm nước lạnh.
- Để trẻ ngồi dưới quạt hoặc sử dụng điều hòa sai cách.
Tất cả những nguyên nhân trên có thể làm giảm thân nhiệt của trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi rút gây bệnh viêm phế quản sinh sôi, phát triển và tấn công tới cơ thể của trẻ mạnh mẽ hơn.
1.4. Điều trị không đúng cách
Trẻ bị viêm phế quản dùng thuốc không khỏi (thường là kháng sinh) do loại kháng sinh đó không diệt được vi khuẩn gây bệnh ở trẻ hoặc loại vi khuẩn đó đã kháng thuốc kháng sinh.
Vì thế mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, mà cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách cho con.
2. Làm sao khi trẻ bị viêm phế quản lâu ngày?
Bé viêm phế quản sẽ có triệu chứng như ho nhiều, có đờm, sốt và thở khò khè tùy từng giai đoạn của bệnh.
Cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ để có biện pháp điều trị cũng như cách chăm sóc phù hợp để tránh cho trẻ bị viêm phế quản tái đi tái lại.
2.1. Cho trẻ đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế
Đây là điều đầu tiên mẹ cần làm bởi trẻ em có sức đề kháng yếu, không thể tự khỏi bệnh nếu không có hướng dẫn điều trị viêm phế quản của bác sĩ. Nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa hô hấp, tai – mũi – họng để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh của trẻ.
>>>> Mời mẹ hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị viêm phế quản tại bài viết: Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em
2.2. Lưu ý trong điều trị sử dụng thuốc
Cần chẩn đoán chính xác loại vi khuẩn gây bệnh cho trẻ, qua đó có phác đồ điều trị hợp lý để tránh việc sử dụng kháng sinh không phù hợp, sử dụng kháng sinh mà vi khuẩn đã kháng thuốc.
Khi sử dụng thuốc trị viêm phế quản cho bé, mẹ cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ liều dùng thuốc và thời gian dùng. Nếu dùng kháng sinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ (đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa), còn nếu dùng không đủ liều và đủ ngày sẽ không tiêu diệt hết được vi khuẩn gây bệnh.
Ba mẹ cần tuyệt đối lưu ý cho con uống thuốc theo liều chỉ định của bác sĩ
>>> CẢNH BÁO: Tái phát viêm phế quản là một câu chuyện quá đỗi phổ biến! Và khi các đợt cấp bị tái phát nhiều lần rất dễ khiến trẻ bị viêm phế quản mãn tính. Để ngăn ngừa viêm phế quản tái phát và cách để xử trí khi viêm phế quản xảy ra, tìm hiểu tại Bé Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Phát Lại.
2.3. Lưu ý trong chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
- Chế độ ăn uống của trẻ cần đầy đủ chất ding dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Vệ sinh vùng mũi, miệng của trẻ bằng cách dùng khăn giấy mềm lau nước mũi, nước dãi rồi bỏ ngay sau khi dùng. Vệ sinh nhà cửa và nơi ở của trẻ sạch sẽ, thông thoáng, tránh bụi bặm, khói thuốc, các loại lông động vật…đây là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ.
- Nếu trẻ bị ho có đờm thì mẹ có thể vỗ lưng trẻ giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi và giúp đờm trong phế quản bài tiết dễ dàng.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết lạnh, lưu ý giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi. Khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm và không nên tắm lâu để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.
- Sử dụng một số sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ chứa các thành phần Húng Chanh, Tỳ Bà Diệp là những thảo dược được sử dụng rất nhiều từ lâu nay.
Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ bị viêm phế quản kéo dài mà mẹ có thể tham khảo, tránh để bệnh của trẻ kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.