1. Nguyên nhân khiến bé bị viêm phế quản và đi ngoài
Viêm phế quản là bệnh phổ biến, nguyên nhân gây ra viêm phế quản cho bé chắc chắn mẹ đã “thuộc lòng”. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến viêm phế quản “song hành” cùng đi ngoài thì còn xa lạ với nhiều mẹ. Bảo Khí Nhi Plus sẽ giải đáp cho mẹ ngay sau đây nhé!
1.1 Dùng kháng sinh
Kháng sinh là thuốc điều trị cần thiết và phổ biến với viêm phế quản. Mặc dù, kháng sinh giúp điều trị triệt để nguyên nhân gây ra viêm phế quản, nhưng nó lại là “cao dao 2 lưỡi”, gây ra những tác dụng phụ “phiền toái”.
Trong hệ tiêu hóa của bé chứa hàng triệu vi khuẩn, chúng chia làm 2 “phe”. Một vi khuẩn có lợi và một vi khuẩn có hại. Nếu mọi chuyện “bình yên” – bé không bị bệnh, thì 2 loại vi khuẩn này sống “hòa thuận” bên trong hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, khi phải sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản, đặc biệt là trong thời gian dài, thì kháng sinh lại “thẳng tay” tiêu diệt hầu như mọi loại vi khuẩn, không phân biệt vi khuẩn và vi khuẩn có hại.
Đây là nguyên nhân khiến mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, làm vi khuẩn có lợi “yếu thế”, tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại tồn tại sẵn trong hệ tiêu hóa có cơ hội “vùng lên”. Và, hậu quả “ấp đến”: đi ngoài là điều có thể “dự báo” trước.
Kháng sinh là con dao 2 lưỡi, gây tiêu chảy ở bé!
1.2 Cơ thể suy giảm sức đề kháng
Khi nói đến hệ miễn dịch thì nhiều mẹ chỉ nghĩ ngay đến bạch cầu. Nhưng, vi khuẩn có lợi cũng là “thanh viên” đắc lực trong hệ miễn dịch của bé. Những vi khuẩn nhỏ bé này như những “chú lính chì” đảm bảo trật tự trong đường tiêu hóa, giúp bé tránh xa đầy bụng, tiêu chảy…
Nhưng, khi “vướng” vào viêm phế quản hệ miễn dịch của bé bị suy yếu, đồng nghĩa với việc những vi khuẩn có lợi này cũng “yếu thế” hơn trước vi khuẩn có hại. Khi đó, hoạt động của vi khuẩn có hại trở nên mạnh mẽ, gây ra đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài.
Từ những rối loạn tiêu hóa liên tiếp này, bé bị viêm phế quản dễ nôn trớ, biếng ăn từ đó khiến sức đề kháng càng suy yếu.
Viêm phế quản làm sức đề kháng của bé giảm sút!
1.3 Do đờm trong viêm phế quản
Triệu chứng của viêm phế quản ở bé điển hình là Ho có đờm. Những “phiền toái” do ho đờm gây ra không chỉ dừng lại là Khò khè, khó thở mà còn là đi ngoài (tiêu chảy)
Vậy, tại sao đờm trong viêm phế quản có thể gây ra đi ngoài cho bé?
Đờm là nơi “trú ngụ” của nhiều vi khuẩn có hại, chính vì vậy cơ thể luôn muốn tống chúng ra ngoài bằng cách ho. Trẻ em thường chưa có phản xạ khạc và nhổ đờm ra ngoài, mà nuốt luôn vào bụng, đây cũng là nguyên nhân khiến viêm phế quản kéo dài, mãi không khỏi.
Khi đờm “lọt vào” trong hệ tiêu hóa của bé, đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa phải đón nhận nhiều vi khuẩn có hại – những “vị khách bất đắc dĩ”. Những “vị khách không mời” này đông thêm số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột, khiến bé “đến gần” hơn với tiêu chảy.
Đờm trong viêm phế quản gây tiêu chảy – hậu quả khó tin!
2. Bé bị viêm phế quản kèm đi ngoài có nguy hiểm không?
Hậu quả của viêm phế quản ở trẻ em thì mẹ nào cũng biết, nhưng khi viêm phế quản “làm bạn” cùng đi ngoài thì những hậu quả cả nó sẽ được “cộng hưởng” lên nhiều lần.
Mất nước và điện giải là hậu quả mà nhiều mẹ nhắc đến khi đi ngoài trong viêm phế quản. Không chỉ dừng lại ở đó, mất nước còn “rủ” thêm nhiều hậu quả - co giật, nhịp tim nhanh, tổn thương thận… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé.
Mất nước và điện giải do tiêu chảy khiến bé mệt mỏi!
3. Bé bị viêm phế quản kèm đi ngoài, mẹ cần làm gì?
Nếu những hậu quả trên làm mẹ “hoảng” với viêm phế quản kèm đi ngoài ở trẻ. Tuy nhiên không phải cứ viêm phế quản kèm đi ngoài là cần can thiệp bằng thuốc.
3.1 Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng là “liều thuốc” giúp mẹ giảm tiêu chảy ở trẻ. Tuy nhiên chế độ ăn uống giữa các độ tuổi là khác nhau.
Nếu bé dưới 6 tháng thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ dễ tiêu hóa nên ít ảnh hưởng bởi những rối loạn tiêu hóa tạm thời này.
Với những trẻ lớn hơn, thức ăn phù hợp lúc này quan trọng nhất là dễ tiêu hóa như: Bột gạo, khoai tây, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, chuối tiêu, hồng xiêm…
Chất béo cần nhiều thời gian để cơ thể tiêu hóa, nên mẹ cần hạn chế trong thời gian bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên thay thế mỡ động vật bằng những loại dầu từ thực vật.
Chế độ ăn hợp lý– “liều thuốc” đơn giản giảm tiêu chảy
3.2 Dùng thuốc
Khi tiêu chảy do viêm phế quản trở nên trầm trọng hơn – số lần đi ngoài trên 3 lần/ ngày, đi ngoài ra nhiều nước. Đây là thời điểm mẹ cần những dùng đến thuốc để giảm số lần đi ngoài của trẻ.
Tuy nhiên, những thuốc đi ngoài dùng cho bé cần được chỉ định, cũng như hướng dẫn chi tiết của các bác sĩ, hoặc dược sĩ. Một số loại thuốc giảm đi ngoài cho bé hay được sử dụng:
- Smecta
- Hydrasec
- Hamett
- …
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày sẽ khiến trẻ mất đi lượng lớn nước và điện giải đáng kể. Chính vì vậy, oresol là giải pháp để bù đắp lại cả 2 yếu tổ này, mẹ đừng quên nhé!
Tiêu chảy kèm theo trong viêm phế quản trẻ em có thể “cải thiện” được, miễn là mẹ xử trí đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ là những thông tin hữu ích để mẹ có thể “xử đẹp” tiêu chảy
Tiêu chảy kèm theo trong viêm phế quản trẻ em, mẹ hoàn toàn có thể “cải thiện” được tại nhà nếu xử trí đúng cách. Ngoài ra, sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên giúp “xử đẹp” viêm phế quản cũng giúp bé có thể nhanh chóng “thoát khỏi” tiêu chảy.