Bé mới có triệu chứng của viêm phổi nhẹ, mẹ nên làm gì?
1. Đánh giá tình trạng viêm phổi nhẹ ở trẻ
Bé bị viêm phổi nhẹ thường có các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở (nhẹ), thở nhanh, ngạt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên không có các biểu hiện rút lõm lồng ngực, thở rên, khò khè tím tái hay phập phồng cánh mũi và các dấu hiệu nguy hiểm khác như co giật, hôn mê, li bì khó đánh thức hay suy hô hấp giống như viêm phổi nặng và rất nặng.
Có một điều đặc biệt đối với bệnh viêm phổi là trẻ càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, hơn nữa nếu không được diều trị triệt để bé bị viêm phổi tái đi tái lại rất khó chữa. Do vậy, kể cả chỉ có các triệu chứng nhẹ như đã nói ở trên thì đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trường hợp viêm phổi đều được xếp vào loại nặng và nên đưa bé đến cơ sở y tế và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm phổi nhẹ?
Việc điều trị viêm phổi nhẹ cho bé, cha mẹ có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sĩ quyết định.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho bé bị viêm phổi nhẹ tại nhà. Vì thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi chỉ có tác dụng trong các trường hợp có nhiễm khuẩn, thông thường trẻ em bị viêm phổi chủ yếu do virus gây nên nên hoàn toàn không có tác dụng.
Ho là một phản xạ tích cực để tống xuất đờm, dãi ra khỏi đường thở, chỉ khi cần thiết, bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ bị viêm phổi nhẹ.
Một số biện pháp mà ba mẹ nên áp dụng giúp bé bị viêm phổi nhẹ nhanh hết bệnh như sau:
- Chườm ấm: Sử dụng một chiếc khăn mặt ấm chườm vào vị trí trên cơ thể có những mạch máu lớn (nách, bẹn, dưới cánh tay), để giúp hạ nhiệt độ cơ thể trẻ một cách từ từ.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5°C thì cho uống thuốc hạ sốt, theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời vẫn dùng khăm mặt chườm cho trẻ như trên.
- Mặc quần áo: thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Vỗ lưng khi trẻ ho có đờm trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn bằng cách khum bàn tay lại và gập bàn tay ở chỗ cổ tay, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi bên phải, mỗi khu vực từ 3-5 phút. Chú ý không vỗ vào xương ức, xương sống hay dạ dày. Biện pháp này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp long đờm hiệu quả. Sau đó hướng dẫn trẻ ho khạc đờm ra ngoài, đối với bé chưa thể tự ho ra được thì có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng của trẻ.
Đặt bàn tay khum lại vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp trẻ dễ tống xuất đờm
- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
- Giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt. Cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả để bổ sung nước và vitamin cho trẻ.
- Có thể dùng thêm các bài thuốc nam như quất hấp mật ong, lá tỳ bà hấp mật ong, húng chanh – bách bộ đun lấy nước uống để giảm ho, long đờm cho trẻ hiệu quả.
>>> Đừng bỏ qua: Chi tiết cách chăm sóc cho trẻ viêm phổi từ các bác sĩ nhi chuyên khoa hô hấp tại bài viết "Hướng dẫn mẹ lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phổi"
Đối với những gia đình ở khu vực thành thị, với nguồn dược liệu không đảm bảo sẽ khó có được hiệu quả từ bài thuốc nam cổ truyền, do vậy sử dụng một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn và hiệu quả sẽ tiện lợi và an toàn hơn cho trẻ.