1. Bệnh hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?
Hen - Phế - Quản - Thực - Sự - Rất - Nguy - Hiểm!
TUY NHIÊN:
Bệnh hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?
"Dường như nhiều người vẫn đang coi nhẹ căn bệnh này, họ cho rằng hen phế quản sẽ không gây nguy hại đến tính mạng của trẻ mà không hay biết rằng khi chỉ vài phút không thở được do hen, trẻ có thể sẽ chết."
Hen phế quản thường diễn biến theo từng đợt cấp. Sau mỗi cơn hen phế quản cấp, bệnh có thể nặng thêm và gây ra rất nhiều biến chứng. Những biến chứng này đặc biệt càng nghiêm trọng ở trẻ em.
Bây giờ, cùng tìm hiểu những biến chứng để thấy rõ ràng hơn sự nguy hiểm của bệnh hen phế quản ở trẻ em như thế nào nhé!
2. Các biến chứng hen phế quản ở trẻ em
Các biến chứng hen phế quản có thể xảy ra đột ngột và gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ:
2.1. Xẹp phổi
Xẹp phổi là biến chứng của hen phế quản hay gặp nhất ở trẻ em do chất nhầy tiết ra khi trẻ bị hen suyễn dễ tích tụ lại trong ống phế quản.
Hơn 1/3 trẻ nhập viện do hen suyễn có biến chứng xẹp phổi
Xẹp phổi có thể một phần hoặc hoàn toàn và gây ra hậu quả nghiêm trọng do cản trở việc trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài.
Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ làm trẻ thiếu oxy trầm trọng và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não.
2.2. Tràn khí màng phổi
Nguyên nhân gây ra tràn khí màng phổi là do sự dãn rộng của các phế nang.
Tại vùng phế nang bị giãn, mạch máu thưa thớt nên được nuôi dưỡng kém, do đó thành phế nang rất dễ rách vỡ dẫn đến khí tràn vào khoang màng phổi khi gặp một áp lực cao (như khi trẻ ho mạnh, liên tục).
Tràn khí màng phổi trong biến chứng của hen phế quản thường kèm theo tràn khí trung thất nên rất nguy hiểm với các triệu chứng hen khó thở, đau ngực dữ dội, tay chân tím tái, mạch nhanh.
Đây cũng là bệnh gây nguy cơ tử vong hàng đầu trong các biến chứng của hen phế quản ở trẻ.
2.3. Hen suyễn bội nhiễm
Hen suyễn bội nhiễm hay còn gọi là nhiễm khuẩn phổi – phế quả.
Nguyên nhân là do các vi khuẩn, vi rút gây nên như khuẩn tụ cầu, phế cầu khuẩn,…
Trẻ không được điều trị tận gốc nguyên nhân hen phế quản sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn phổi – phế quản. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ẩm thấp thì càng tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng thêm.
2.4. Tâm phế mạn
Do tăng áp lực động mạch phổi gây nên bởi những bệnh làm tổn thương cấu trúc và chức năng phổi, trong đó có hen phế quản.
Tâm phế mạn tính là biến chứng của bệnh hen phế quản nặng và tỉ lệ phát bệnh cao ở lứa tuổi trung niên.
Tuy nhiên ở trẻ em cũng có thể gặp tâm phế mạn nếu hen phế quản không được điều trị đúng cách với các thuốc trị hen suyễn hiệu quả làm bệnh tái phát lặp đi lặp lại.
Biến chứng tim mạch nguy hiểm ở trẻ bị hen suyễn
2.5. Khí phế thũng
Hay còn gọi là giãn phế nang đa tiểu thùy do sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian. Xét nghiệm thấy có rối loạn thông khí và thể tích khí cặn tăng.
Thường trẻ có biểu hiện khó thở khi làm một việc gì đó gắng sức, lồng ngực biến dạng hình ức gà hay hình thùng, gõ có tiếng vang.
2.6. Suy hô hấp mạn tính
Suy hô hấp mạn tính cũng là biến chứng có thể gặp ở trẻ bị hen phế quản mạn.
Trẻ bị suy hô hấp có các dấu hiệu thở nhanh và nông, cơn khó thở ngày càng tăng dần và tím tái môi, đầu chi.
Suy hô hấp mạn tính có thể gây tử vong nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.
Suy hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng
2.7. Biến chứng do điều trị
Đây chính là hội chứng giả Cushing do điều trị hen phế quản bằng thuốc chống viêm corticoid.
Hội chứng này chỉ gặp nếu điều trị cho trẻ bằng corticoid liều cao với các triệu chứng lâm sàng điển hình như tăng cân, béo mặt, mỡ vùng cổ và sau gáy,…
Như vậy, có thể thấy các biến chứng của hen suyễn – hen phế quản ở trẻ là hết sức nặng nề.
Cần chú ý theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể để tránh các biến chứng này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bé
3. Làm gì để hạn chế sự nguy hiểm của hen suyễn?
Hen suyễn là bệnh mạn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đứa trẻ của bạn có thể chung sống một cách hòa bình với bệnh hen suyễn.
Điều phổ biến gây nguy hiểm cho trẻ đó là những cơn hen suyễn kịch phát. Do đó, để bảo vệ trẻ khỏi sự nguy hiểm này:
- Trước hết, bạn nên có những kiến thức về bệnh để kiếm soát giám bớt tần suất, độ nguy hiểm của những cơn hen xuất hiện ở trẻ.
- Một cơn hen cấp không được xử trí kịp thời có thể sẽ gây nguy hại đến tính mạng của trẻ.
- Vì thế, hãy đảm bảo bạn có thể bình tĩnh xử trí một cách đúng đắn mọi điều dù cho bạn có lo lắng thế nào đi nữa.
- Với những trẻ lớn hơn chút, bạn cũng nên giúp trẻ hiểu nhiều hơn về căn bệnh của trẻ bởi đôi lúc bạn sẽ chẳng thể ở mãi bên trẻ được và điều gì đó mà xảy ra thì thật không tốt chút nào.
Dự phòng ngăn chuyển biến nguy hiểm của hen phế quản
- Và bạn cũng nên chia sẻ cách xử trí cơn hen cấp cho trẻ với những người gần gũi bên trẻ, cô giáo của trẻ và cả người bạn của trẻ nữa.
- Có thể sẽ khó để 1 đứa trẻ biết nên làm gì hay những người lạ chưa hiểu gì về tình trạng của bé cũng như bệnh hen phế quản.
- Thế nên, một mẹo hay cho bạn đó là hãy để bé mang theo người bản giấy những điều mà họ có thể làm để giúp đỡ đứa trẻ của bạn.
>>> LỜI KHUYÊN: Trên đây chỉ là một vài điểm nổi bật giúp phòng ngừa mối nguy hiểm của hen phế quản. Để làm tốt nhất sự bảo vệ này, bạn nên đọc ngay bài viết CƠN HEN để hiểu toàn bộ về cơn hen cũng như cách xử trí, hạn chế chúng.
>>> ĐIỂM LẠI:
Trẻ bị hen phế suyễn có nguy hiểm không?
CÓ, hen phế quản thực sự nguy hiểm!
Thế Nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng. Rất nhiều bà mẹ vẫn có thể giúp những đứa trẻ của họ kiểm soát, ngăn ngừa được sự nguy hiểm ấy!
Bảo Khi Nhi Plus - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị hen suyễn và các nhiều bệnh lý hô hấp mạn tính khác cho bé yêu của hơn 600.000 mẹ.
- BẢO KHÍ NHI PLUS - VỆ SĨ CHO ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA TRẺ -