Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé giúp làm dễ dàng hút đờm hơn
1. Các loại dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh
Trước tiên, ba mẹ chú ý nên lựa chọn dụng cụ hút đờm cho bé với kích thước phù hợp cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể lựa chọn một trong những loại dưới đây:
- Dạng bầu hút có thể hút ra, hút vào và dùng tay để tạo lực
- Dạng bầu hút sử dụng miệng để tạo lực, có hình dạng L, loại này khá phổ biến
- Loại máy sử dụng pin, tiết kiệm lực cho người sử dụng nhưng giá thành khá cao.
Tuyệt đối không nên dùng miệng hút đờm cho bé vì những loại vi khuẩn có trong khoang miệng của mẹ có thể lây truyền trực tiếp sang cho bé.
2. Cách hút đàm nhớt cho trẻ sơ sinh từ 1 - 6 tháng tuổi
Cách hút đờm nhớt cho trẻ sơ sinh chuẩn, đúng cách được mô tả theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Cho trẻ nằm trên gối kê cao đầu, nằm ở tư thế nghiêng để dễ dàng hút mũi. Với những bé hiếu động, mẹ có thể đợi bé ngủ hãy thực hiện việc hút mũi cho trẻ.
- Bước 2: Nhỏ khoảng 2 - 3 giọt nước mũi sinh lý vào hốc mũi trẻ. Chờ khoảng 2 - 3 phút. Bước này giúp làm lỏng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi, khi hút đàm mũi bé sẽ không bị tổn thương.
- Bước 3: Mẹ bóp nhẹ quả bóp hoặc nhẹ nhàng đặt ống hút vào mũi trẻ, nhả tay hoặc dùng miệng hút ống còn lại (tùy dụng cụ mẹ chọn) để đàm nhớt theo đó ra ngoài. Mẹ hút nhẹ nhàng từng bên một. Chú ý mẹ cần làm sạch dụng cụ trước khi hút bên còn lại.
Hút đàm bằng dụng cụ quả bóp cơ học
- Bước 4: Sau khi hút xong, mẹ dùng tăm bông hoặc giấy ăn mềm, sạch, dai làm bấc sâu kèn, đưa vào mũi trẻ để làm khô và hút hết dịch còn sót lại trong mũi.
Ba mẹ có thể tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn quy trình các bước lấy đờm cho bé khi bé bị ho đờm:
Hướng dẫn các bước hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà
3. Lưu ý quan trọng về cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh 1 - 6 tháng tuổi
Cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh có nhiều lưu ý đặc biệt hơn bởi trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, niêm mạc mũi hong của trẻ rất mỏng và rất dễ tổn thương.
- Không nên hút mũi khi trẻ vừa ăn xong vì có thể khiến trẻ bị nôn ói. Thời điểm hút mũi thích hợp nhất là sau khi trẻ ăn được 30 phút.
- Không nên lạm dụng hút mũi cho bé. Mẹ chỉ nên hút mũi 1 -2 lần/ngày và khi cảm thấy thực sự cần thiết, vì hút nhiều, lựa hút sẽ khiến niêm mạc mũi bé bị tổn thương, giảm chức năng cản bụi, vi khuẩn ở mũi và tình trạng chảy nước mũi càng nặng nề hơn.
- Thao tác nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh tổn thương niêm mạc mũi bé.
- Nếu sau 2 ngày, trẻ vẫn chảy nước mũi, nghẹt mũi nặng, có dịch mủ vàng hay xanh thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
- Cha mẹ nên kết hợp thêm các cách long đờm cho trẻ khác từ thảo dược thiên nhiên.