Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ hen phế quản tại nhà giúp trẻ mau khỏi bệnh

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Hen phế quản ở trẻ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Chăm sóc trẻ bị hen đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó phòng ngừa biến chứng hiệu quả và hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết dưới đây là những lời khuyên giúp bạn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tốt nhất!

1. Tạo một kế hoạch hành động chăm sóc trẻ bị hen

Bạn biết đấy hen phế quản là bệnh lý mãn tính và cơn hen phế quản cấp có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tạo một văn bản kế hoạch hành động chăm sóc trẻ bị hen phế quản thật chi tiết và chia sẻ với các thành viên trong gia đình, bạn bè và cô giáo của trẻ. Có như vậy sẽ nhiều người hơn có thể giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn với những cơn hen kịch phát.

Chăm sóc trẻ bị hen phế quản thế nào?

Một kế hoạch kỹ lưỡng bao gồm những điều sau:

  • Tên và tuổi của trẻ.
  • Thông tin liên lạc của bác sĩ và gọi cấp cứu.
  • Loại, liều lượng và thời gian dùng thuốc điều trị duy trì.
  • Loại và liều lượng thuốc điều trị cơn hen cấp.
  • Danh sách các nguyên nhân gây hen suyễn phổ biến cho trẻ và cách để tránh xa chúng.
  • Đánh giá nhịp thở bình thường, triệu chứng nhẹ, vừa và nặng.
  • Hướng dẫn phải làm gì khi có triệu chứng và khi nào nên dùng thuốc cắt cơn.

2. Theo dõi và ghi lại tình trạng bệnh của trẻ

Ghi chép lại các biểu hiện của bệnh hen (về mức độ nặng nhẹ, tần suất) và lịch trình điều trị của trẻ để chia sẻ với bác sĩ của trẻ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định xem phác đồ điều trị duy trì hen phế quản ở trẻ em có hiệu quả không và cần phải điều chỉnh theo hướng nào.

Bạn cần ghi lại những thông tin sau:

  • Thời gian và hoàn cảnh của cơn hen suyễn.
  • Đáp ứng với điều trị cơn hen.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Sự thay đổi triệu chứng của trẻ.
  • Sự thay đổi khả năng hoạt động hoặc mô hình giấc ngủ.

3. Biết cách kiểm soát tác nhân kích hoạt cơn hen của trẻ

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh hen suyễn của trẻ, bạn hãy điều chỉnh lại không gian của trẻ tại nhà cũng như các cơ sở chăm sóc trẻ và các môi trường khác, giúp giảm thiểu sự tiếp xúc của trẻ với các tác nhân này.

Chúng có thể bao gồm:

  • Thường xuyên vệ sinh để loại bỏ bụi và lông thú cưng.
  • Loại bỏ phấn hoa trong môi trường sống của trẻ.
  • Loại bỏ các sản phẩm tẩy rửa hoặc các sản phẩm da dụng khác có thể gây kích ứng.
  • Sử dụng thuốc dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Dạy trẻ hiểu và tránh xa các yếu tố có thể kích hoạt cơn hen cấp.
  • Tránh những vận động mạnh, tốn sức cho trẻ bị hen. Hen phế quản là bệnh khó thở từng cơn, tái đi tái lại kèm tăng tiết dịch làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Với các hoạt động thể lực đòi hỏi một lượng oxy lớn hơn bình thường thì rõ ràng trẻ mắc suyễn không thể đáp ứng được, đặc biệt là các bé không được chăm sóc, điều trị đúng cách làm bệnh chuyển nặng hơn

4. Nhận biết được cơn hen phế quản cấp

Trẻ em bị hen phế quản được nhận biết qua các cơn ho hen thường xảy ra lúc về đêm hoặc sáng sớm nhưng không có nghĩa rằng những thời điểm khác trong ngày cơn hen không ập đến.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo cơn hen, theo sát các bé để có những xử lý kịp thời khi cơn hen xảy ra.

Trẻ bị khó thở, hụt hơi là biểu hiện của bệnh lý hen phế quản

Một điều bạn cần phải luôn chuẩn bị cho trẻ để đối phó với cơn hen kịch phát, đó là trẻ luôn phải mang thuốc xịt cắt cơn hen bên mình. Thuốc xịt hết và trẻ đang bị lên cơn. Bạn biết nó nguy hiểm thế nào rồi đấy. Vì thế, cố gắng kiểm tra điều này thường xuyên nhé.

5. Thăm khám và điều trị hen phế quản kịp thời

Tuân thủ theo điều trị hen suyễn của bác sĩ là điều mà bạn bắt buộc phải thực hiện để giúp trẻ có thể sống chung với căn bệnh này một cách tích cực hơn.

Dù có thể cảm thấy rằng mọi triệu chứng của trẻ dường như đang tốt dần lên, những cơn hen cũng không kéo đến thường xuyên nữa, bạn cũng vẫn cần tiếp tục cho trẻ sử dụng liệu trình điều trị của bác sĩ.

Nhiều bạn thì lo lắng về tác dụng phụ của thuốc nên cứ mặc ý quyết định thời điểm dùng thuốc điều trị hen cho trẻ. Mà không biết rằng đôi khi mối lo này vẫn tốt hơn là điều trị lệch nhịp làm diễn biến bệnh xấu hơn.

Và tất nhiên, bác sĩ đã cân nhắc giữa tác hại và lợi ích của việc điều trị này rồi. Mọi sự thay đổi đều cần sự cho phép của bác sĩ. 

Như thế, bạn hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám lại theo lịch nhé, có như vậy việc điều trị của bác sĩ mới theo kịp được tình trạng bệnh của con bạn được. 

>>> LỜI KHUYÊN: Khám và chữa bệnh hen suyễn cho trẻ ở đâu tốt nhất? Xem Ngay tại Khám hen suyễn ở đâu tốt.

6. Tránh gặp sai lầm khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản

Hiện nay, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng rất phong phú, việc cập nhật thông tin, kiến thức không còn khó khăn như trước nhưng hầu như các bậc phụ huynh vẫn chưa có được những hiểu biết cơ bản trong chăm sóc trẻ bệnh, đặc biệt là các bé bị hen phế quản.

Một số sai lầm bố mẹ thường gặp phải như:

- Xem thường triệu chứng ho khò khè khó thở ở trẻ:

  • Khò khè là tiếng thở không bình thường ở trẻ, cha mẹ cần cho bé đến khám để xác đinh được nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý nhất

- Không tuân thủ điều trị do sợ tác dụng phụ của thuốc hoặc do chủ quan

Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ trong điều trị hen suyễn cho trẻ

  • Tự ý sử dụng thuốc để điều trị tại nhà cho bé mà không hỏi ý kiến bác sỹ

- Không phát hiện kịp thời cơn hen. Việc không phát hiện kịp thời cơn hen ở trẻ có 2 nguyên nhân cơ bản.

  • Một là, bố mẹ không theo sát bé, để bé một mình.
  • Hai là, bố mẹ bé không có được những hiểu biết về bệnh suyễn để nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen.

Điều này, dẫn đến việc dễ dàng xảy ra các biến chứng ở trẻ như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tổn thương não…thậm chí là tử vong.

Kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược như Bảo Khí Nhi Plus hỗ trợ điều trị kiểm soát tình trạng bệnh, từ đó sẽ làm giảm tần suất và mức độ của cơn hen. 

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến