1. Yếu tố nguy cơ gây cơn hen phế quản cấp
Hen suyễn là bệnh mãn tính, bình thường bệnh không biểu hiện quá rầm rộ và trẻ hoàn toàn có thể sống chung với bệnh. Tuy nhiên, khi trẻ tiếp xúc với một số yếu tố gây kích thích đường thở, trẻ sẽ lên cơn hen cấp tính nguy hiểm.
- Triệu chứng bệnh hen suyễn của trẻ không được kiểm soát.
- Trẻ có từ 1 cơn hen nặng trở lên trong năm vừa qua.
- Trẻ thường lên cơn hen khi thời tiết thay đổi thất thường, những đợt giao mùa đặc biệt là chuyển mùa tháng 10, tháng 11
- Trẻ có vấn đề về tâm lý, hoặc kinh tế-xã hội.
- Trẻ không tuân thủ điều trị hoặc sử dụng thuốc hít không đúng cách.
- Trẻ sống trong một môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá và các dị nguyên khác như lông thú, nấm mốc, phấn hoa,..đặc biệt nếu kèm theo nhiễm virus.
- Trẻ ăn phải phải những thực phẩm gây kích ứng. Một số trẻ rất nhạy cảm với hải sản như tôm, cua, ghẹ,…
Phấn hoa có thể gây cơn hen phế quản cấp tính ở trẻ
2. Biểu hiện sớm của cơn hen cấp tính của trẻ
Để có thể xử trí kịp thời khi trẻ bị lên cơn hen, bạn cần phải nắm bắt được những biểu hiện sớm của cơn hen suyễn cấp tính:
- Trẻ bị khò khè cấp tính hoặc tăng khó thở.
- Trẻ ho nhiều hơn, nhất là khi trẻ đang ngủ.
- Trẻ bị mệt mỏi, li bì hoặc giảm vận động.
- Các hoạt động vận động của trẻ giảm, lười biếng ăn uống.
>>> ĐẶC BIỆT: Có những đứa trẻ lên cơn hen suyễn chỉ với triệu chứng ho khan. Bệnh ho hen suyễn "nguy hiểm" nhưng thường "bị bỏ qua" Xem ngay tại Ho Hen Suyễn.
3. Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản cấp
Thông qua những triệu chứng ở trẻ, bạn có thể đánh giá được mức độ nặng của đợt cấp hen phế quản và từ đó biết bước tiếp theo phải làm sao để bảo vệ trẻ trước sự nguy hiểm của đợt cấp đó.
Nhẹ | Trung bình | Nặng | Nguy kịch |
- Tỉnh - Khó thở khi gắng sức - Thở nhanh - Không rút lõm lồng ngực - Vẫn nằm được - Nói được nguyên câu
| - Tỉnh - Khó thở rõ ràng - Thở nhanh - Rút lõm lồng ngực
- Thích ngồi hơn là nằm - Chỉ nói được cụm từ ngắn | - Kích thích vật vã - Khó thở liên tục - Thở nhanh - Rút lõm lồng ngực rõ
- Phải nằm và kê đầu cao - Nói được từng từ | - Hôn mê, mơ màng - Cơn ngừng thở - Thở chậm - Có hoặc không tiếng rì rào phế nang.
|
4. Làm gì khi trẻ lên cơn hen suyễn?
Xử trí cơn hen cấp ở trẻ cần phải nhanh chóng xơ cứu ngay lúc trẻ lên cơn hen tại nhà, sau đó, tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà đưa trẻ đến bệnh viện hay không.
4.1. Xử trí cơn hen suyễn tại nhà
Khi trẻ lên cơn hen phế quản cấp tính cha mẹ cần xử trí như sau:
- Đưa trẻ đến những nơi thoáng mát
- Giúp trẻ bình tĩnh, tập thở bình thường trở lại
- Hít hơi nước ấm giúp đờm loãng ra, đường thở được lưu thông hơn
Cho trẻ uống nhiều nước để giảm triệu chứng của cơn hen cấp
- Với trường hợp cơn hen nhẹ cha mẹ có thể sử dụng thuốc giãn phế quản là thuốc cắt cơn hen phế quản tác dụng nhanh như: Ventolin, Atrovent, Bricanyl,…dạng xịt hoặc dạng khí dung. Liều và cách dùng cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với những trẻ có tiền sử lên cơn hen, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc xịt hen phế quản nhanh tại nhà để dự phòng cơn hen cấp tính ở trẻ.
4.2. Đưa trẻ bị hen suyễn đến bệnh viện
Ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây của trẻ:
- Trẻ rất khó thở.
- Trong 2 giờ, sau 6 lần xịt thuốc giãn phế quản, triệu chứng khó thở của trẻ vẫn không giảm.
- Bạn không biết cách xử trí cơn hen cấp tại nhà cho trẻ.
5. Điều trị cơn hen suyễn ở trẻ
Tùy theo mức độ nặng-nhẹ của cơn hen phế quản ở trẻ em mà sẽ có những cách điều trị khác nhau.
5.1. Cơn hen nhẹ và trung bình
Với những trẻ có cơn hen nhẹ và trung bình thì có thể được điều trị ngoại trú với 1,5 mg/lần khí dung salbutamol, hoặc Salbutamol dạng hít định liều với 2-4 nhát/lần với cơn hen nhẹ và 6-8 nhát/lần với con hen trung bình, mỗi 20 phút 3 lần.
Điều trị cơn hen phế quản cấp tại bệnh viện
Sau 1 giờ, trẻ cần được đánh giá lại đáp ứng điều trị để có hướng điều trị tiếp theo.
- Đáp ứng tốt (trẻ hết khò khè và khó thở, SaO2 ≥ 95%): Trẻ sẽ tiếp tục điều trị ngoại trú với salbutamol dạng hít định liều mỗi 3-4 giờ, trong 24-48 giờ.
- Đáp ứng không hoàn toàn (Trẻ còn khó thở, tiếng ran rít và SaO2 ≥ 92- 95%): Bác sĩ sẽ xem xét chỉ định nhập viện cho trẻ. Trẻ dùng salbutamol và 250 mcg/lần ipratropium dạng khí dung; prendnison uống sớm khi không đáp ứng 1 lần với khí dung salbutamol. Nếu sau điều trị này, trẻ có đáp ứng tốt thì sẽ được điều trị ngoại trú như trên.
- Không đáp ứng (Trẻ khó thở, rút lõm ngực, tiếng ran rít và SaO2 < 92%) thì trẻ cần nhập viện và điều trị với khí dung salbutamol và khí dung ipratropium 3 lần nếu cần; uống prednisolon và sau 3 lần không giảm thì cần được xử trí như cơn hen nặng.
5.2. Cơn hen nặng và nguy kịch
Trẻ bị cơn hen nặng và nguy kịch cần phải cấp cứu được thở oxy qua mặt nạ, khí dung salbutamol kết hợp với ipratropium mỗi 20 phút, và hydrocortison hoặc methyl prednisolon tĩnh mạch. Và bổ sung thêm adrenalin TDD mỗi 20 phút với cơn hen nguy kịch.
Sau đó 1 h, xem xét kết quả điều trị để có cách xử trí tiếp theo:
- Đáp ứng không hoàn toàn: khí dung salbutamol mỗi giờ; khí dung ipratropium mỗi 2-4 giờ; có thể sử dụng liều cao ICS; hydrocortison hoặc methyl prednisolon tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch magnesium sulfat (với trẻ >1 tuổi), aminophylin, salbutamol; đặt nội khí quản và thở máy.
- Đáp ứng tốt (không khó thở, SaO2 ≥ 95%): Tiếp tục sử dụng khí dung salutamol và/hoặc ipratropium trong 24 giờ, hydrocortison hoặc methyl prednisolon tĩnh mạch. Tiếp đó, nếu trẻ cho đáp ứng tốt (không khó thở và SaO2 ≥ 95%) thì sẽ được điều trị ngoại trú với salbutamol dạng hít định liều mỗi 3-4 giờ trong 24-48 giờ và uống prednisolon trong 3 ngày.
Với các phác đồ trên sẽ chỉ giúp cắt cơn hen kịch phát. Vì thế, bạn cũng cần tìm hiểu cách chữa hen phế quản duy trì để việc kiểm soát, hạn chế cơn hen được hiệu quả hơn.
6. Làm gì để làm giảm tần suất lên cơn hen ở trẻ?
Những cơn hen cấp tính có thể xảy ra hằng ngày, bất kể lúc nào, chúng không những ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, việc cần thiết nhất là làm gì khi trẻ bị hen phế quản để hạn chế tối đa những cơn hen cấp tính?
- Trước hết, bạn hãy đảm bảo việc điều trị hen của trẻ tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau đó, tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về bệnh để lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị hen phế quản một cách hiệu quả nhất, như cho trẻ tránh xa những yếu tố nguy cơ gây cơn hen kịch phát, cách xử trí hen cho trẻ như thế nào,...
- Kết hợp sử dụng một sản phẩm hỗ trợ điều trị hen để góp phần kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Với những điều đó, hẳn trẻ sẽ ít phải đối mặt hơn với những cơn hen đáng sợ này. Vì thế, học và dạy trẻ các cách đối mặt với nó là điều quan trọng nhất. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để mọi vấn đề được chính xác và chỉn chu hơn.
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus - Vệ Sĩ Cho Đứa Trẻ Hen Suyễn Của Bạn