1. Biến chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Nhiễm khuẩn phế quản. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ bị hen phế quản mạn tính. Trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công mạnh và gây ra các bệnh hô hấp khiến tình trạng bệnh hen nặng hơn.
- Xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ điều trị ở viện vì hen bị biến chứng này. Khi hen ổn định, tình trạng này sẽ khỏi.
Hen phế quản ở trẻ có nhiều biến chứng nguy hiểm
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Do các phế nang giãn rộng, máu đến nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi hoạt động mạnh, ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ dẫn đến tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
- Giãn phế nang đa tiểu thuỳ. Do sự đàn hồi của các phế nang ở trẻ bị hen sẽ giảm dần theo thời gian dẫn đến thể tích khí thở ra ít, khí cặn tăng.
- Suy hô hấp. Biểu hiện trẻ khó thở, tím tái, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong.
- Ngừng hô hấp kèm tổn thương não. Nguyên nhân của biến chứng này là do tình trạng suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu oxy não.
2. Điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ hướng đến là kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, giảm biến chứng và tần suất
và hậu quả cơn hen phế quản mang lại.
Bố mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhằm thực hiện các mục tiêu điều trị hen suyễn ở trẻ bao gồm:
- Hạn chế tối đa xuất hiện triệu chứng bệnh
- Hạn chế đến mức thấp nhất các đợt Hen cấp nghĩa là làm giãn sự xuất hiện cơn hen phế quản.
- Giảm tối đa các cơn hen nặng phải đến bệnh viện cấp cứu.
- Ít phải dùng thuốc giãn phế quản.
- Đảm bảo các hoạt động bình thường cho trẻ.
- Không có hoặc có ít phản ứng phụ của thuốc.
Điều trị cơn hen khởi phát ở trẻ
Sử dụng bình xịt định liều để dự phòng cơn hen phế quản
Ở trẻ mắc hen cần phải được phân loại đúng mức độ nặng nhẹ theo từng bậc để có chỉ định điều trị hợp lý. Dưới đây là các hướng dẫn điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cho các mẹ tham khảo:
Trẻ mắc hen bậc 1: Nhẹ (ngắt quãng)
- Trẻ chưa cần sử dụng thuốc điều trị dự phòng.
- Trong cơn hen: sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: cường β2 dạng hít hoặc
- Thuốc cường Beta (β2) dạng viên hoặc siro tùy theo triệu chứng. Sử dụng không quá 3 lần/tuần.
Trẻ mắc hen bậc 2: Nhẹ (dai dẳng)
- Corticoid dạng hít 200-400µg hoặc cromoglycat (bình xịt định liều, kết hợp buồng đệm, mặt nạ khí dung)
- Trong điều trị cắt cơn: sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: cường β2 dạng hít hoặc ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên hoặc siro tùy theo triệu chứng. Sử dụng không quá 3-4 lần/tuần.
Trẻ mắc hen bậc 3: Trung bình (dai dẳng)
- Trẻ sử dụng thuốc điều trị dự phòng hàng ngày: corticoid dạng hít, dạng hít định liều 400-800 µg/ngày.
- Trong điều trị cắt cơn: sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: cường β2 dạng hít hoặc ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên hoặc siro tùy theo triệu chứng. Sử dụng không quá 3-4 lần/tuần.
Trẻ mắc hen bậc 4: Nặng (dai dẳng)
- Thuốc được sử dụng điều trị dự phòng hàng ngày cho trẻ là: corticoid dạng hít định liều với buồng đệm và mặt nạ >1000µg, 2 lần/ngày. Nếu cần, trẻ sẽ đượng chỉ định bổ sung corticoid đường uống hoặc tiêm với liều thấp, trong giai đoạn cấp.
- Điều trị trong cơn hen mục đích cắt cơn sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít tác dụng ngắn: cường β2 dạng hít hoặc ipratropium hoặc thuốc cường β2 dạng viên hoặc siro tùy theo triệu chứng. Sử dụng không quá 3-4 lần/tuần.
Trong lộ trình điều trị hen suyễn, bé sẽ luôn được theo dõi các thay đổi để giảm bậc hoặc nâng bậc: giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng. Nếu điều trị như trên sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.
3. Phòng tái phát cơn hen ở trẻ
Dưới đây là một số lưu ý cần thiết để phòng tái phát cơn hen ở trẻ các bậc cha mẹ cần nắm chắc:
- Giúp con tránh xa các yếu tố khởi phát cơn hen như:
- Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.
- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
- Không hút thuốc khi gần trẻ.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu...
- Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình... tránh vui buồn quá độ tới trẻ.
- Tránh cho trẻ hoạt động gắng sức.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời tình trạng bệnh để có giải pháp phòng ngừa cơn hen tái phát.
- Kết hợp phòng và điều trị hen suyễn cho trẻ bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Hiện nay bên cạnh thuốc tây, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng được dùng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát hen phế quản là một hướng đi mới, được các nhà khoa học quan tâm bởi hiệu quả điều trị và tính an toàn của chúng. Bảo Khí Nhi Plus là sản phẩm ra đời dựa trên sự kết hợp giữa y học cổ truyền với khoa học hiên đại, với các thành phần có nguồn gốc thảo dược là một lựa chọn tin cậy cho bé mắc hen suyễn.
Với các thành phần dược liệu quý như cỏ Xạ Hương nhập khẩu từ Pháp và Thụy Sỹ, Húng chanh Ấn Độ, Bách Bộ và Tỳ Bà Diệp giúp các bé tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị giảm tình trạng viêm đường hô hấp, giảm tình trạng khó thở và phòng ngừa cơn hen tái phát nhiều lần. Đây là sảm phẩm không có độc tính, rất an toàn cho trẻ nên các bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con sử dụng. Xem hướng dẫn sử dụng TẠI ĐÂY.
Để mua sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus, bạn truy cập trực tiếp vào đường link: baokhinhi.vn hoặc gọi điện tới tổng đài miễn cước 18006643 trong giờ hành chính hoặc Xem điểm bán để mua sản phẩm gần nhất.
Xem thêm bài: Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
Thanh Tâm (sưu tầm)
*Lưu ý: Mức độ hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.