Mách mẹ cách điều trị viêm tiểu phế quản hiệu quả cho trẻ

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây suy hô hấp, thậm trí là trẻ có thể tử vong. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách điều trị viêm tiểu phế quản cũng như các phòng tránh bệnh tái phát để giúp con bạn luôn khỏe mạnh.

1. Nguyên tắc điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

Theo phác đồ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nguyên tắc điều trị viêm tiểu phế quản là phải đảm bảo:

  • Điều trị triệu chứng
  • Cung cấp đủ nước – điện giải – dinh dưỡng
  • Đảm bảo đủ oxy

2. Điều trị viêm tiểu phế quản thể nhẹ

Với những trẻ bị viêm tiểu phế quản thể nhẹ thì được điều trị tại nhà và khi này trẻ rất cần bạn - một người "ý tá của riêng trẻ" ở bên trẻ, giúp trẻ hoàn thành những chỉ định của bác sĩ.

Mọi triệu chứng của trẻ viêm tiểu phế quản khi này chỉ ở mức độ nhẹ. Bạn không cần quá lo lắng nhưng cũng chớ chủ quan vì chỉ một vài sai sót nhỏ thôi trong quá trình chăm sóc, điều trị cho trẻ có thể làm cho tình trạng bệnh tiến diễn xấu đi thêm đấy.

Giảm triệu chứng viêm tiểu phế quản cho bé càng sớm càng tốt

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ, và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 9‰. để kiểm soát sốt và sự thở khó của trẻ, giúp bé được dễ chịu hơn.

Và để làm giảm các triệu chứng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt và thuốc giãn mạch cho trẻ. Việc bạn cần làm lúc này là chỉ cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ dặn của bác sĩ mà thôi.

Trẻ viêm tiểu phế quản nhẹ ăn uống vẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, là ốm mà nên trẻ chẳng thể ăn ngon miệng được như ngày thường được. Vì vậy, bạn cần đầu tư hơn cho mỗi bữa ăn của con.

  • Lựa chọn những thực phẩm mà trẻ viêm tiểu phế quản nên ăn, những món ăn kích thích sự ngon miệng của trẻ và nhất là trẻ được bổ sung nước đầy đủ bù đắp lại lượng nước mà trẻ đã mất đi vì sốt viêm.
  • Đồng thời bạn cũng cần ghi nhớ những thực phẩm mà trẻ bị viêm tiểu phế quản kiêng ăn gì vì chúng có thể sẽ làm nặng thêm những triệu chứng bệnh.

3. Điều trị viêm tiểu phế quản thể trung bình

Những trẻ viêm tiểu phế quản thể trung bình cũng có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ ăn kém hoặc cần thở oxy, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị tại bệnh viện.

Cũng như mọi trẻ viêm tiểu phế quản khác, trẻ cần được vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý 9‰ để trả lại sự thông thoáng hơn cho đường thở. Nước muối ưu trương 3% sử dụng cho trẻ khò khè lần đầu và không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Khí dung Ventolin (Salbutamol) có tác dụng giãn phế quản từ đó đường thở được thông thoáng, cải thiện triệu chứng suy hô hấp của trẻ. Sau khi dùng 0.15 mg/kg/lần, 2 lần cách nhau 20 phút, thì cần đánh giá lại hiệu quả sau 1 giờ.

  • Nếu có đáp ứng thì dùng tiếp khí dung mỗi 4-6 giờ cho đến khi hết triệu chứng suy hô hấp.
  • Nếu không có đáp ứng thì không cần dùng tiếp.

Với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có biểu hiện gắng sức khi thở độ bão hòa oxy giảm khi bú hoặc độ bão hòa oxy nhỏ hơn 90-92% thì cần được thở oxy để duy trì SpO2 > 92%.

Trẻ cần được ăn uống đầy đủ với sự chia nhỏ bữa ăn và được chỉ định nuôi ăn qua sonde qua dạ dày nếu:

  • Trẻ thở nhanh hơn 70-80 lần/phút.
  • Trẻ bị nôn liên tục khi ăn uống bằng đường miệng.
  • Dù thở oxygen nhưng khi trẻ ăn hoặc bú mà SpO2 vẫn nhỏ hơn 90%.
  • Sự phối hợp kém của các động tác mút-nuốt-hô hấp, tăng rõ rệt công hô hấp khi uống hoặc bú.

4. Điều trị viêm tiểu phế quản thể nặng

Trường hợp bé bị viêm tiểu phế quản thể nặng cần được điều trị tại bệnh viện.

Với tình trạng bệnh này, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định thở oxy và sử dụng khí dung với liều như trường hợp viêm tiểu phế quản trung bình. Tuy nhiên, nếu trẻ thở nhanh > 70 lần/phút, SpO2 < 92% thì cần phải dùng khí dung Salbutamol có oxy  (6 l/phút).

Nếu các chỉ số SpO2 < 90%, khí máu PaCO2 tăng cao hơn 70 mmHg thì bác sĩ sẽ cân nhắc đặt nội khí quản hoặc thở máy. Và cũng cần điều chỉnh thăng bằng toan kiềm cho trẻ.

Khi viêm tiểu phế quản nặng đã có biến chứng hen hoặc suy hô hấp thì corticoid được chỉ định trong 3-5 ngày với liều 1-2 mg/kg/ngày Prednisolon hoặc 1-2 mg/kg/ngày Methylprednisolon. Còn nếu là viêm tiểu phế quản bội nhiễm thì cần sử dụng kháng sinh.

Để hiểu thêm về các loại thuốc, tác dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng cùng những lưu ý khi sử dụng, bạn có thể tham khảo thêm tại Viêm tiểu phế quản uống thuốc gì?

Viêm tiểu phế quàn ở trẻ

Viêm tiểu phế quản ở trẻ

Do các viêm tiểu phế quản đa phần do nguyên nhân vi rút nên việc sử dụng kháng sinh cần được đảm bảo chỉ sử dụng khi có bội nhiễm. 

5. Viêm tiểu phế quản thể rất nặng

Với những trẻ viêm tiểu phế quản ở mức độ bệnh rất nặng, thở rất yếu nên cần thở máy hoặc thở CPAP đồng thời với sự theo dõi thật chặt chẽ mạch, nhịp thở, độ bão hòa oxy và khí máu.

Không dùng thuốc an thần cho trẻ viêm tiểu phế quản

Mẹ lưu ý chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi có sự đồng ý của bác sĩ và chỉ dùng thuốc khi trẻ có những dấu hiệu của viêm tiểu phế quản nặng. Không nên lạm dụng thuốc điều trị khi bệnh viêm phế quản ở trẻ em ở giai đoạn nhẹ.

Trong quá trình điều trị viêm tiểu phế quản cho bé, các mẹ cần hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp của con bằng cách thường xuyên hút dịch mũi họng, cho con uống nước đầy đủ. Với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên, nếu con không bú được cần phải vắt sữa đổ từng thìa cho trẻ uống.

Việc tăng cường oxy và đảm bảo giữ ấm đường hô hấp cho con là liệu pháp điều trị hỗ trợ hàng đầu cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thiếu oxy.

6. Lưu ý trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em đa phần do nguyên nhân vi rút. Tuy nhiên, nhiều mẹ khi thấy trẻ bị ho, đờm, sổ mũi lại thường tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Mà kháng sinh chỉ có thể chống lại vi khuẩn chứ không có hiệu lực tiêu diệt vi rút.

Do đó, việc sử dụng kháng sinh cần được đảm bảo chỉ sử dụng khi có bội nhiễm.

Sử dụng thuốc tây để điều trị cho bé khi cần thiết là điều quan trọng, tuy nhiên đối với các trường hợp nhẹ nên cân nhắc điều trị viêm tiểu phế quản bằng các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc, bao gồm:

  • Bổ sung oxy cho trẻ bằng cách giữ cho không khí xung quanh thoáng mát, khô ráo.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ nhỏ.
  • Làm thông thoáng và duy trì độ ẩm đường thở của trẻ bằng cách thường xuyên hút dịch mũi họng và cho trẻ uống nước đầy đủ.
  • Theo dõi nhịp thở và nhịp tim.

 

Theo dõi nhịp tim hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ 

  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp của trẻ nhỏ: Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch (bách bộ, tỳ bà diệp) cùng các sản phẩm giúp giảm viêm giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp (đàm, ho, khò khè, khó thở) như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Bách Bộ đang được các mẹ tin dùng bởi tính an toàn cho sức khoẻ trẻ nhỏ mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị tốt. Trong đó cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus với tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đờm, ho, khò khè, giảm tái phát viêm tiểu phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em.

Là một bệnh lý mà trẻ rất hay gặp phải nhưng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như bệnh viêm phổi và viêm phế quản. Do đó, bạn không nên tự ý điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc hợp lý và chăm sóc hiệu quả thì trẻ hoàn toàn bình phục nhanh chóng. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu và nắm được nguyên tắc chung để kết hợp với bác sĩ tốt hơn.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến