1. Mục tiêu điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản là bệnh lý không quá phức tạp, nếu có sức đề kháng tốt thì trẻ có thể tự khỏi mà không cần can thiết y khoa quá nhiều. Mục tiêu điều trị lúc này chỉ là giảm mức độ trầm trọng của triệu chứng của viêm phế quản mà trẻ có thể phải đối mặt.
Với nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản đến từ vi khuẩn thì trẻ có thể cần “xài” đến nhóm thuốc điều trị nguyên nhân nhằm “đuổi” hết những vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản.
Ngoài ra, việc cải thiện sức đề kháng và thể trạng cho trẻ cũng được các bác sỹ chú trọng, để trẻ có thể dễ dàng vượt qua viêm phế quản trong thời gian ngắn nhất.
Không phải đơn thuốc điều trị viêm phế quản nào cũng giống nhau, mỗi đơn thuốc cần phù hợp với tình trạng và mức độ nặng của viêm phế quản. Bài viết sẽ mang đến cho mẹ một đơn thuốc điển hình trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em nhé!
Xác định đúng mục tiêu điều trị viêm phế quản trẻ em
2. Thuốc điều trị nguyên nhân
80 – 90% nguyên nhân dẫn đên viêm phế quản là do virus, chính vì thuốc điều trị nguyên nhân thường là “thừa” và không cần thiết.
Nhưng nếu bé yêu nhà bạn viêm phế quản do vi khuẩn, hoặc viêm phế quản bội nhiễm thì những thuốc điều trị nguyên nhân phù hợp là cực kỳ cần thiết.
Thuốc điều trị nguyên nhân phổ biến là kháng sinh, mặc dù cùng một công dụng là tiêu diệt vi khuẩn, nhưng có nhiều loại kháng sinh khác nhau, tác động trên từng loại vi khuẩn khác nhau. Chình vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh đâu nhé!
Cùng đi tìm hiểu những loại kháng sinh thường được điều trị trong viêm phế quản ở trẻ em nào!
2.1 Nhóm β lactam
Đây là một nhóm bao gồm nhiều kháng sinh, tác động đến được nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Có thể kể đến:
- Amoxicillin
- Cephalexin
- Cefuroxim
- Cefixim
- Cefpodoxime
Zinnat 125mg (Cefuroxim) điều trị viêm phế quản trẻ em
2.2 Nhóm Macrolid
Nhóm Macrolid cũng thường được sử dụng bởi độ nhạy cảm của nó đối với vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản
- Clarithromycin
- Azithromycin
- Erythromycin
Khác với các kháng sinh khác, Azithromycin chỉ cần dùng 1 ngày/ lần, dùng trong 3 ngày. Nguyên nhân của sự khác biệt là thời gian Azithromycin tồn tại trong cơ thể trẻ lâu hơn các thuốc khác, nên khoảng cách giữa các lần uống cũng “giãn ra”.
Zithromax (Azithromycin) dạng bột pha hỗn dịch – điều trị viêm phế quản trẻ em
Mỗi kháng sinh điều có những tác dụng phụ riêng của nó, nhưng tất cả các kháng sinh điều có một điểm chung là gây rối loạn tiêu hóa. Trong thời gian trẻ sử dụng khác sinh mẹ cần theo dõi sát, có bất kỳ phản ứng nào từ phía trẻ cũng cần tham khảo ý khiến từ phía bác sỹ điều trị.
3. Thuốc điều trị triệu chứng
Trong quá trình điều trị viêm phế quản, bé có thể gặp những triệu chứng khác nhau, những triệu chứng này sẽ quyết định loại thuốc nào sẽ được kê để giảm đi những “khí chịu” mà những triệu chứng của viêm phế quản có thể gây ra cho bé.
3.1 Thuốc uống
Thuốc uống là dạng phổ biến nhất trong đơn thuốc viêm phế quản trẻ em, dạng bào chế thường được các bác sỹ lựa chọn là dạng bột pha hỗn dịch, siro hoặc những viên nén có vị ngọt để “xóa” đi cảm giác sợ uống thuốc của nhiều bé.
Những thuốc giảm triệu chứng dạng uống như:
- Thuốc chông viêm: Daleston – D, Medrol, solupred, alpha choay
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: hapacol, ibrafen, eferalgan, sara…
- Thuốc giảm ho, sổ mũi: methrophan soro, atussin, coje ho…
- Thuốc long đờm: acemuc, acc, halixol, bisolvon, mitux…
- Thuốc dự phòng co thắt phế quản; singulair, montiget
Thuốc long đờm Mitux – điều trị ho đờm trong viêm phế quản trẻ em
3.2 Thuốc khí dung, thuốc xịt
Thuốc khí dung, thuốc xịt là những thuốc có tác dụng nhanh và tại chỗ, chính ưu 2 ưu điểm này thì thuốc xịt thường được sử dụng để:
- Vệ sinh mũi: Xisat, humer, sterimax…
- Vệ sinh họng: vinaho…
- Giãn phế quản: Ventolin + pulmicort, seretide, flixotide…
- Giảm nghẹt mũi: otrivin, jazxylo..
Otrivin giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ
Thuốc chỉ phát huy tác dụng của nó khi sử dụng đúng liều lượng, với trẻ em thì liều lượng này càng cần phải chỉ tiết hơn, liều dùng cần được các bác sỹ tính toán theo cân nặng và tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh.
Cách dùng thuốc với trẻ em cũng cần được mẹ chú ý, không phải thuốc nào cũng có thể pha với sữa, cháo. Nếu có thể trộn cũng cháo hoặc sữa thì bé phải ăn hết lượng thức ăn đó, tránh tình trạng dùng thuốc không đủ liều mẹ nhé!
4. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản trẻ em
Mục tiêu tăng sức đề kháng đường hô hấp của trẻ là mục tiêu có tầm quan trọng như mục tiêu điều trị nguyên nhận và triệu chứng của viêm phế quản, bởi đó là nền tảng tốt có thể “tăng tốc” để “thổi bay” viêm phế quản ở trẻ em.
Với những bé viêm phế quản “ghé thăm” thường xuyên thì một sản phẩm không chỉ hỗ trợ điều trị cần “thân thiện” với cơ thể, không gây ra tác dụng phụ cho trẻ. Bảo Khí Nhi Plus là sản phẩm đã được chứng minh tác dụng tại bệnh viện đa khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội và được các bác sỹ chuyên khoa hô hấp tin tưởng.