1. Cơ chế bệnh sinh gây viêm phổi ở trẻ
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới - WHO, viêm phổi là viêm nhu mô phổi.
Nhu mô phổi tổn thương dẫn đến viêm phổi ở trẻ
Cơ chế sinh bệnh trẻ bị viêm phổi nhỏ bắt nguồn từ các tác nhân gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể, thường là theo đường mũi họng xuống khí quản, phế quản, tiểu phế quản và xuống các phế nang ở phổi.
Từ đó, các tác nhân gây bệnh sẽ làm tổn thương viêm cho đường dẫn khí, gây tăng tiết đờm rãi, phù nề niêm mạc phế quản, gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và khuếch tán khí, và cuối cùng là suy hô hấp.
2. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng. Những tác nhân gây bệnh này vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp gây ra hiện tượng viêm nhiễm của các nhu mô phổi.
Một số trẻ sơ sinh bị viêm phổi là do bị nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau sinh. Trẻ có thể bị bệnh ngay trong khi sinh do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.
Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh nếu không thực hiện vô trùng thì trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Vi khuẩn và virus là nguyên nhân chính khiến bé bị viêm phổi
2.1. Do virus
60-70% các trường viêm phổi nguyên nhân là do virus, các virus thường gặp là virus hợp bào, virus cúm, á cúm, Adenovirus…
2.2. Do vi khuẩn
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ do vi khuẩn rất hay gặp ở các nước đang phát triển.
- Các vi khuẩn thường gặp như phế cầu, hemophilus influinzae.
- Sau đó là các loại vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu, E.coli, Klebsiella Pneumonia…
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm.
2.3. Do nấm
Thường gặp là nấm Candida albicans - một loại nấm tồn tại sẵn trong khoang miệng, thường gây tưa miệng và khi có cơ hội chúng "len lỏi" xuống phổi và gây viêm phổi do nấm.
>>> VẬY: Bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có, thì lây qua đường nào và bạn cần làm gì để tránh lây lan bệnh cho những người xung quanh. Chuyên gia nói gì về điều này? Xem Ngay tại Viêm phổi có lây không?
3. Yếu tố nguy cơ khiến bé bị viêm phổi
Các nguyên nhân khác nhau cũng gây nên những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi khác nhau nhưng đa phần rất khó phân biệt qua biểu hiện lâm sàng. Viêm phổi là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên tỉ lệ mắc và bị nặng ở trẻ em cao hơn ở các đối tượng khác.
Với các trẻ có đặc điểm sau sẽ dễ mắc viêm phổi hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi.
3.1. Tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và bệnh càng nặng
Điều này là bởi trẻ nhỏ có hộ máy hô hấp còn non nớt, chưa hoàn thiện. Bộ máy hô hấp ở trẻ đã hình thành ngay từ tuần thứ 4 của phôi thai và phổi bắt đầu hoạt động từ ngày mới sinh. Sau đó, cấu trúc và chức năng của các cơ quan phát triển, hoàn thiện dần theo từng thời kì.
Vì vậy, bệnh hô hấp ở trẻ tùy theo từng lứa tuổi không giống nhau và tất nhiên rất khác biệt so với người lớn.
Sức đề kháng yếu khiến bé dễ mắc viêm phổi
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đường hô hấp nhỏ hẹp và ngắn, khi bị viêm dễ gây phù nề niêm mạc đường thở nên trẻ hay gặp các cơn khó thở, viêm dễ dàng lan rộng ra xung quanh. Đó là lí do tại sao triệu chứng viêm phổi ở trẻ trầm trọng hơn và tiến triển nhanh.
Trẻ dưới 1 tuổi, số lượng phế nang vẫn còn ít, mỗi khi thở hầu như tất cả phế nang đều hoạt động và hoạt động nhanh hơn bình thường để bù cho nhu cầu oxy/kg cân nặng cao hơn người lớn. Quá trình này nếu tăng cao, nhịp thở tăng quá nhanh, lâu dài sẽ khiến trẻ kiệt sức và có thể bị suy hô hấp rất nguy hiểm.
Khi trẻ lớn hơn, cơ quan hô hấp phát triển nhanh và hoàn thiện dần, vậy nên khi trẻ hơn 5 tuổi, tỉ lệ bị viêm phổi cũng giảm hẳn, cùng với đó các biến chứng nặng nề cũng ít gặp hơn.
Như vậy, trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ” như quan niệm của nhiều người. Các cơ quan chức năng cơ thể của trẻ đều còn rất non yếu và chưa hoàn thiện, dễ dàng bị những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Khi chăm sóc trẻ viêm phổi, chúng ta cần chú ý cẩn thận với tất cả những dấu hiệu bất thường để kịp thời có biện pháp và cách điều trị viêm phổi thích hợp.
3.2. Sai sót trong quá trình chăm sóc trẻ
Những thói quen sai trong quá trình chăm sóc khiến trẻ bị nhiễm lạnh, từ đó gây viêm phổi như: ủ con quá ấm, sử dụng thiết bị làm mát sai cách, không đắp chăn cho trẻ kịp thời, cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm muộn...cũng là cách "tiếp tay" cho những vi khuẩn tồn tại sẵn trong đường hô hấp của trẻ "vùng lên".
Viêm phổi thường tiến triển từ các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh với những triệu chứng ho, đờm, sổ mũi thông thường nhưng do cha mẹ không chăm sóc đúng cách để bệnh viêm lan xuống đường hô hấp dưới.
3.3. Một số yếu tố nguy cơ khác
- Trẻ có các dị tật (chẻ vòm hầu, tim bẩm sinh, hội chứng Down …)
- Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, bụi bẩn, khói bụi độc hại, đặc biệt có người thân hút thuốc lá…
- Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng
- Trẻ sống trong điều kiện lây nhiễm (nhà trẻ, trường học, gia đình có người thân mắc bệnh hô hấp…)
4. Cách phòng bệnh viêm phổi cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt với bệnh viêm phổi rất dễ tái phát hoặc có những biến chứng nguy hiểm nhất là với trẻ sơ sinh thì chuyển biến xấu rất nhanh. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ các mẹ cùng tham khảo:
4.1. Cho trẻ uống đủ nước
Nước và đồ ăn cần chú ý làm ấm trước khi cho trẻ dùng, đặc biệt ở những khu vực lạnh như miền bắc vào mùa đông thì thức ăn để ở điều kiện bình thường cũng rất lạnh và cần được làm ấm.
4.2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà mẹ có thể làm để có thể bảo vệ trẻ trước mọi loại tác nhân gây bệnh.
- Đối với trẻ sơ sinh: Đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ tốt nhất là hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì bú mẹ đến khi 2 tuổi bởi trong sữa mẹ có chứa những kháng thể tự nhiên giúp nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ
- Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm: Cần được bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện, có sức đề kháng tốt để ngăn ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó sữa mẹ vẫn cần được duy trì nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
- Trẻ lớn: Bởi vì thực đơn cũng là liều thuốc điều trị viêm phổi. Chính vì vậy mẹ cần lên một thực đơn khoa học để hỗ trợ bé vượt qua viêm phổi một cách nhanh nhất.
4.3. Trẻ được giữ ấm và làm mát phù hợp
Điều này cần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết: Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu cho trẻ vào mùa hè; giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh để hiện tượng đổ quá nhiều mồ hôi hay bị cảm lạnh ở trẻ.
4.4. Giữ vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ
Viêm phổi thường bắt đầu từ các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, sổ mũi, cảm cúm. Các bệnh viêm hô hấp trên có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nhưng không được chăm sóc và xử lý đúng cách vi khuẩn, vi rút có thể lây lan xuống đường hô hấp dưới trong đó có viêm phổi.
4.5. Tiêm phòng viêm phổi cho trẻ
Mẹ có thể theo dõi lịch tiêm chủng quốc gia để cho bé đi tiêm phòng ngăn ngừa mắc các bệnh viêm phổi cho trẻ.
Các loại vacxin phòng bệnh viêm phổi ở trẻ phổ biến như mũi vacxin Hib (mũi đầu tiên khi trẻ được 3 tháng tuổi), vacxin viêm phổi phế cầu khuẩn (mũi đầu tiên khi trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên).
4.6. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi lây qua đường hô hấp nên mẹ cần hạn chế cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh qua chốn đông người, nhất là tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh.
4.7. Khuyến khích trẻ tăng cường vận động giúp
Tăng cường vận động hàng ngày cho trẻ là một biện pháp giúp trẻ rèn luyện, tăng sức đề kháng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Với những bài tập ngoài trời giúp trẻ tập hít thở, giãn nở phổi, trao đổi không khí bên ngoài, điều này rất tốt cho lá phổi của trẻ giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý về phổi như viêm phổi ở trẻ, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…
Bơi lội giúp trẻ rèn luyện thể lực phòng tránh viêm phổi
Vì thế, mẹ nên khuyến khích bé chơi các môn thể thao yêu thích, phù hợp với thể trạng của mỗi bé như cầu lông, bơi lội, đá cầu, chạy bộ,...bởi chúng rất tốt cho lá phổi, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Còn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mẹ có thể massage, giúp bé vận động, tập đi, tập đứng, tập bò, tập ngồi,..cùng cho bé ra ngoài để tiếp xúc với không khí bên ngoài.
4.8. Thảo dược phòng tránh viêm phổi cho trẻ
Ba mẹ có thể chọn lựa những sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản, nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng cho hệ hô hấp như cốm Bảo Khí Nhi Plus khi bé mới chớm viêm hô hấp trên. Đây là sản phẩm bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như Cỏ xạ hương, Húng chanh Ấn Độ, Tỳ bà diệp, Bách bộ an toàn cho trẻ, hỗ trợ điều trị ngay cả khi bé bị viêm phổi.
Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và giảm tái phát viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi và viêm hô hấp khác tái lại. Sức khỏe hô hấp của trẻ sẽ có chuyển biến sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể với các công dụng sau:
- Giảm đờm, ho, khò khè khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của viêm đường hô hấp trẻ em
- Tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ
Để tìm về Bảo Khí Nhi Plus hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát viêm phổi ở trẻ, mời ba mẹ liên hệ tổng đài miễn cước 18006643 hoặc Xem điểm bán để tìm nơi mua gần nhất.
Hiểu được nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sẽ giúp cha mẹ phòng tránh viêm phổi hiệu quả cũng như biện pháp để chăm sóc trẻ bị viêm phổi , xử lý khi trẻ bị viêm phổi. Hi vọng bài viết trên đây sẽ hữu cho cha mẹ.