1. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
Có thể nói trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản hay nặng hơn là viêm phổi.
Đó là bởi các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản luôn "trầu trực" sẵn bên cạnh trẻ chờ đợi cơ hội tấn công trẻ, trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện đầy đủ khiến nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Vậy có những Nguyên Nhân Phổ Biến nào gây bệnh viêm phế quản cho trẻ?
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
1.1. Nhiễm trùng
Vi rút và vi khuẩn luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta. Và chúng là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, thủ phạm khiến cho trẻ bị viêm phế quản thường xuất phát từ vi rút còn vi khuẩn thì ít gây ra căn bệnh này. Thống kê cho thấy: đối với trẻ em dưới 5 tuổi, vi rút chiếm gần 80% các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản. Cụ thể thì hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ là do vi rút hợp bào hô hấp - RSV.
Sự bùng phát của vi rút này thường xảy ra khi mùa đông đến. Khi bị nhiễm vi rút hợp bào hô hấp, trẻ thường chỉ có các triệu chứng nhẹ nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Bên cạnh đó, viêm phế quản ở trẻ cũng có thể bị gây ra bởi các loại virus khác, bao gồm cả những loại gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
>>>> Mời bạn cùng tìm hiểu ngay ở những phương pháp điều trị căn bệnh này qua bài viết: Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em.
1.2. Do mắc các bệnh khác
Trẻ sau khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm do virus, vi khuẩn gây ra, nếu không được điều trị triệt để hoặc sức đề kháng của cơ thể yếu thì gây ra những tổn thương ở đường hô hấp và làm cho sức khỏe của trẻ ngày càng yếu đi.
các tác nhân gây hại sẽ lây lan xuống hai cuống phổi, gây kích thích làm trẻ ho nhiều và khó thở do đường thở bị viêm và tiết dịch.
Khi này, viêm phế quản và những bệnh lý viêm đường hô hấp dưới sẽ xảy đến rất nhanh.
1.3. Hít thở các chất kích thích
Viêm phế quản ở trẻ em cũng có thể bị dễ bùng phát khi trẻ hít phải các chất kích thích, chẳng hạn như: khói bụi, hóa chất trong các sản phẩm gia dụng hoặc khói thuốc lá.
Sống trong một bầu không khí ô nhiễm, thường xuyên hiện diện khói thuốc lá sẽ khiến những đứa trẻ rất dễ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính và gây ra nhiều triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em.
Viêm phế quản mãn tính lại thường phát triển thành một bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá, được gọi là khí phễ thũng, nơi những túi khí - phế nang bên trong phổi bị tổn thương, gây khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.4. Dị ứng
Phấn hoa, lông thú cưng như chó mèo, hóa chất, hay một số thực phẩm,...cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dị ứng ở trẻ.
Đó là khi các yếu tố này - dị nguyên xâm nhập khiến cơ thể trẻ phản ứng lại bằng cách sản xuất các kháng thể chống lại chúng và phát động quá trình viêm niêm mạc đường phế quản gây nên bệnh viêm phế quản dị ứng.
2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ
Cùng tiếp xúc với những nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản ở trên, nhưng sẽ có những đứa trẻ mắc bệnh hoặc không. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của chúng.
Tuy nhiên, đứa trẻ của bạn sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh viêm phế quản, nếu:
- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển đầy đủ.
- Trẻ sinh thiếu tháng: Những đứa trẻ sinh non vốn có sức đề kháng rất yếu và nếu mẹ bị nhiễm trùng tại đường tiết niệu sinh dục, bị vỡ ối sớm và sốt trong thời gian chuyển dạ,...thì nguy cơ cao trẻ bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn hơn so với những trẻ khác khi chào đời.
- Trẻ có sức đề kháng yếu: Sức đề kháng là tấm khiên phòng hộ bảo vệ cơ thể trẻ trước mọi yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như:
- Trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
- Hay cần phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
- ...
thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi là các tác nhân có thể dễ dàng thâm nhập và gây bệnh viêm phế quản hơn.
- Trẻ không được bú mẹ đầy đủ: Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc bú mẹ không đầy đủ, trẻ sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích miễn dịch từ sữa mẹ nên sẽ dễ bị viêm phế quản hơn.
Những trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ dễ bị bệnh viêm phế quản hơn
- Trẻ mắc các bệnh khác: Viêm phế quản thứ phát ở trẻ có thể được hình thành sau các bệnh viêm phế họng, cảm cúm, viêm amidan, dị ứng, bệnh tim,...
- Vào khoảng thời gian giao mùa: Khoảng thời gian giao mùa bạn sẽ thấy những đứa trẻ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp hơn, và với viêm phế quản cũng vậy. Đó là bởi sự chuyển giao thời tiết này là điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển thuận lợi, xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.
- Trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học: Những người thân trong gia đình có thể mang vi rút, vi khuẩn gây viêm phế quản về nhà và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Hoặc khi trẻ đã đến độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ cũng sẽ dễ nhiễm bệnh viêm phế quản từ các bạn học hơn.
3. Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ
Dựa trên những nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản, có một số điều bạn cần phải làm để phòng tránh viêm phế quản cho trẻ như sau:
3.1. Hạn chế các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hạn chế yếu tố nguy cơ và nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản là biện pháp phòng tránh viêm phế quản đầu tiên mà mẹ nên nghĩ tới.
Đặc biệt là vi rút - nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản ở trẻ em.
Mặc dù sẽ khó khăn để ngăn chặn triệt để sự lây nhiễm vi rút, nhưng bạn có thể hạ thấp nguy cơ bé bị viêm phế quản nếu:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh viêm phế quản, người bị cảm cúm, đặc biệt trong thời tiết giao mùa hoặc thời tiết lạnh để tránh vi rút vi khuẩn lây nhiễm cho trẻ qua đường hô hấp.
- Giúp trẻ có một thói quen vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay sau khi chơi xong, sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn để đuổi đi tối đa vi trùng gây bệnh có thể.
- Khử trùng bề mặt, đồ chơi và đồ vật mà con bạn thường chạm vào.
- Tránh hút thuốc trong nhà, vì nó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp.
Ba mẹ lưu ý cho trẻ vệ sinh tay sạch sẽ loại bỏ tối đa vi khuẩn gây bệnh
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, đặc biệt là vùng ngực và mũi đế tránh cho trẻ bị ho, cảm cúm là điều kiện để vi rút gây bệnh xâm nhập.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài để hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn và không khí ô nhiễm. Và đây cũng là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản rất tốt nữa đấy
- Lên lịch tiêm phòng cúm được khuyến nghị cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
Trẻ em dưới 2 tuổi có các yếu tố nguy cơ mắc vi rút hợp bào hô hấp như sinh non hoặc một số loại bệnh tim, bệnh phổi mãn tính có thể được tiêm Palivizumab (Synagis). Thuốc này bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng vi rút hợp bào hô hấp.
3.2. Kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe
Bạn biết rồi đấy, viêm phế quản có thể sẽ phát triển sau các bệnh hen suyễn, viêm amidan, dị ứng,...
Do đó, kiểm soát tốt các bệnh này sẽ giúp đứa trẻ của bạn phòng tránh bệnh viêm phế quản thứ phát một cách hiệu quả.
Bệnh hen suyễn
Bệnh có thể làm tăng nguy cơ gây phát triển viêm phế quản. Khi bé lên cơn hen, các vi khuẩn, virus, chất nhầy sẽ bị tắc lại trong đường dẫn khí, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm khí phế quản.
Để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn cho bé mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh cho bé tiếp xúc với các dị tố gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông động vật, khói bụi…
- Sử dụng thuốc hen suyễn đúng lúc, đúng giờ và đúng cách.
Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn tránh gây phát triển viêm phế quản
Viêm amidan
Viêm phế quản là một trong những biến chứng của viêm amidan. Nguyên nhân gây viêm amidan cũng gần tương tự với nguyên nhân gây viêm phế quản như đã nêu ở trên như bé bị lạnh, do vi khuẩn tấn công gây bệnh sau khi bé bị cúm, sởi, ho gà…
Khi bé bị viêm amidan, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Có thể phòng chống viêm amidan bằng các cách:
- Giữ ấm vùng cổ, quàng khăn cho bé để tránh bé bị nhiễm lạnh. Không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh để tránh gây tổn thương tuyến amidan cũng như vùng họng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, họng bằng cách xúc miệng, rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý.
- Không khí, môi trường xung quanh bé phải sạch sẽ, không có khói thuốc, bụi bẩn, hơi độc…
- Cho bé ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề khoáng, giúp trẻ có một hệ miễn dịch hoàn thiện, khỏe mạnh.
3.3. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Sẽ rất khó để bạn loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản.
Nhưng với một sức đề kháng tốt, cơ thể trẻ sẽ tự có thể bảo vệ mình khỏi đầy rẫy những nguyên nhân gây viêm phế quản luôn "trầu trực" sẵn bên ngoài chờ cơ hội tấn công trẻ kia.
Vậy bạn có thể làm gì để tạo cho trẻ Sức Mạnh giúp bản thân trẻ Tự Bảo Vệ cơ thể Khỏi Các Nguyên Nhân Viêm Phế Quản?
- Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sinh tới 2 tuổi để nhận được các kháng thể cần thiết.
- Và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hô hấp cho trẻ.
Hiểu về những nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sẽ giúp bạn có cách bảo vệ con yêu khỏi căn bệnh hô hấp rất phổ biến này! Vì thế, rất hi vọng bài viết trên đây sẽ cùng bạn gìn giữ sự khỏe mạnh cho bé yêu nhà mình nhé!
- Bảo Khí Nhi Plus - Vệ Sĩ Cho Đường Hô Hấp Của Bé -