1. Kháng sinh - Thuốc điều trị nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em
Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì để điều trị nguyên nhân gây bệnh?
Nếu bệnh viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn hoặc trong những trường hợp có vi khuẩn bội nhiễm thì kháng sinh cần phải được sử dụng.
Bạn cần nắm bắt được nguyên tắc, cách lựa chọn và hướng dẫn sử dụng chi tiết kháng sinh để việc sử dụng kháng sinh được đúng cách và hiệu quả.
1.1. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Những nguyên tắc chính để sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm phổi được an toàn và hiệu quả, bao gồm:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Cần phải chọn đúng loại thuốc kháng sinh và có đường dùng thích hợp cho trẻ.
- Dùng kháng sinh đúng về liều lượng và thời gian quy định.
- Nắm rõ các nguyên tắc phối hợp kháng sinh.
Khi nguyên nhân bị viêm phổi là do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc, nhưng khi viêm phổi đơn thuần là do virus thì kháng sinh sẽ không thể có tác dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, X-quang hay các xét nghiệm khác sẽ rất khó để phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay do vius hay là cả sự kết hợp của vi khuẩn và virus.
Do đó, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm phổi ở trẻ em.
1.2. Cơ sở để lựa chọn kháng sinh
Trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, tốt nhất là dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (phương pháp giúp định danh được vi khuẩn gây bệnh cho trẻ) để có thể lựa chọn được kháng sinh thích hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế việc này sẽ gặp một số khó khăn, nhất là đối với viêm phổi cộng đồng và chờ có kết quả xét nghiệm rồi mới quyết định điều trị thì sẽ không kịp thời, đặc biệt là với trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng, cần điều trị khẩn cấp.
Thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ em
Vì thế, các bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố dưới đây để có chỉ định kháng sinh phù hợp cho con bạn.
- Theo tuổi và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ: Thông thường, mỗi lứa tuổi của trẻ thì sẽ đặc trưng bởi những mầm bệnh gây viêm phổi khác nhau. Dựa theo kinh nghiệm này, sẽ góp phần vào chọn lựa kháng sinh đúng đích mục tiêu điều trị.
- Theo tình trạng miễn dịch của trẻ: Với những trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay những trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS thường bị viêm phổi do nhiễm kí sinh trùng (Pneumocystis carinii, Toxoplasma), do nấm (nấm Cadida, Cryptococcus), do virus (virus Herpes), do vi khuẩn (tụ cầu vàng, vi khuẩn Gram (-), Legionella spp).
- Theo mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm phổi ở trẻ em: Trẻ bị viêm phổi nặng và rất nặng thường là do vi khuẩn Gram (-) hoặc tụ cầu.
- Theo mức độ kháng thuốc: Mức độ kháng thuốc kháng sinh sẽ tùy thuộc vào từng địa phương và từng vùng (tỷ lệ kháng thuốc ở thành phố cao hơn nông thôn, ở bệnh viên cao hơn ở cộng đồng,...). Và hiện nay, theo các nghiên cứu trong phòng xét nghiệm, tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn viêm phổi là khá cao nhưng trên thực tế lâm sàng thì một số kháng sinh penicilin, ampicilin, gentamycin,..vẫn có hiệu lực trong điều trị viêm phổi cộng đồng. Do đó, bác sĩ sẽ có sự cân nhắc để lựa chọn loại kháng sinh cho con bạn.
Mỗi loại kháng sinh thì sẽ có một phổ tác dụng (tức là những loài mà kháng sinh có hiệu quả điều trị). Do đó, từ những yếu tố trên mà thầy thuốc có thể xác định được đâu là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi cho con bạn mà lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.
1.3. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh ban đầu
Cần xác định được loại kháng sinh, đường dùng, liều lượng cũng như thời gian sử dụng một cách hợp lý để cách điều trị viêm phổi thực sự mang lại hiệu quả.
Lựa chọn dạng dùng của thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng sinh đường uống được ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả của nó kể cả đối với những trẻ bị viêm phổi cộng đồng nặng. Trong đó, amoxicilin là lựa chọn đầu tiên vì có hiệu quả chống lại phần lớn nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ngoài cộng đồng cho trẻ, giá cả phải chăng và dung nạp tốt. Cũng có thể thay thế bằng amoxicilin/acid clavulanic, cefalor, erythromycin, azithromycin hay clarithromycin. Nếu trẻ không đáp ứng với phác đồ ban đầu thì có thể thêm kháng sinh macrolid
- Thuốc kháng sinh đường tiêm chỉ nên sử dụng khi trẻ không dung nạp thuốc đường uống, trẻ nôn hoặc trẻ gặp các biến chứng viêm phổi. Khi nhận thấy sự cải thiện rõ rệt của các dấu hiệu này, thì bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ chuyển sang kháng sinh đường uống.
Lựa chọn thuốc theo tuổi, mức độ bệnh và cách sử dụng của chúng
Sẽ có khác nhau trong sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm phổi theo lứa tuổi (nguyên nhân gây bệnh theo tuổi, và các tác dụng phụ, chống chỉ định của thuốc), mức độ bệnh như sau:
Đối với trẻ bị viêm phổi nhẹ:
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi ngày uống 80mg/kg amoxicilin, hoặc amoxicilin/acid clavulanic, chia 2 lần và điều trị trong vòng 5 ngày. Nếu trẻ bị dị ứng với nhóm thuốc trên hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn không điển hình thì dùng các kháng sinh nhóm macrolid như azithromycin, clarithromycin, erythromycin).
- Trẻ em trên 5 tuổi: Ban đầu nên uống kháng sinh nhóm macrolid trong vòng 7 ngày: uống lúc đói 40mg/kg/24h erythromycin, chia 3 lần; 15mg/kg/24h clarithromycin, chia 2 lần; hoặc 10mg/kg/24h azithromycin, 1 lần khi đói.
Đối với trẻ bị viêm phổi nặng:
- Sử dụng kháng sinh nhóm penicilin A kết hợp với nhóm aminosid ít nhất 5 ngày: Mỗi 6h tiêm tĩnh mạch chậm 50mg/kg ampicilin; hoặc mỗi 8h tiêm tĩnh mạch chậm/tiêm bắp 30mg/kg amoxicilin/clavulanic. Kết hợp với tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút hoặc tiêm bắp một lần 7.5mg/kg gentamicin; hoặc 15mg/kg amikacin.
- Trong trường hợp phối hợp trên tỏ ra không hiệu quả thì có thể thay thế bằng tiêm tĩnh mạch chậm 80mg/kg/24h ceftriaxon 1 lần; hoặc 100-200mg/kg/24h, chia 2-3 lần. Cũng có thể dùng các thuốc này ngay từ đầu.
- Nếu viêm phổi do vi khuẩn không điển hình và trẻ không suy hô hấp thì uống macrolid. Còn nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp thì tiêm tĩnh mạch chậm 30-40mg/kg/24h, chia 2 lần levofloxacin trong 1-2 tuần.
- Nếu trẻ viêm phổi màng phổi do tụ cầu nhạy cảm với methicilin thì điều trị ít nhất trong 3 tuần, với tiêm tĩnh mạch châm 200mg/kg/24h, chia 4 lần oxacilin hoặc cloxacilin, và 7,5mg/kg/24h gentamicin.
2. Thuốc điều trị triệu chứng viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi gây nên các triệu chứng như sốt, khò khè, khó thở,..gây nhiều khó chịu cho trẻ, trẻ ăn không được ngon miệng, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, một vòng xoay lặp lại khiến trẻ càng mệt mỏi hơn.
Do đó, những thuốc điều trị triệu chứng, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ như thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản,.. là rất cần thiết.
2.1. Thuốc hạ sốt
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bạn cần chú ý theo dõi sát sao thân nhiệt của bé để có thể xử trí kịp thời.
Khi đo thân nhiệt ở nách của trẻ mà lớn hơn 38.5oC, mỗi 6h bạn cần cho trẻ uống, đặt hậu môn 10-15mg/kg paracetamol.
2.2. Thuốc giãn phế quản
Trẻ bị viêm phổi thường sẽ rất mệt mỏi, khó chịu với triệu chứng khó thở. Thuốc giãn phế quản sẽ giúp ích đối với trẻ.
Đây là những thuốc có tác dụng chủ yếu là làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh phế quản, từ đó làm tăng dung tích đường thở giúp không khí dễ dàng lưu thông và làm giảm triệu chứng khó thở trong viêm phổi.
Một số thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline),…
3. Thuốc Đông Y, thuốc dân gian điều trị viêm phổi cho trẻ
Trong việc dùng thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ em, sử dụng kháng sinh là việc không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên dùng quá nhiều kháng sinh và trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, sức đề kháng giảm sút, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,… và rất nhiều hệ lụy khác.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Những Bài Thuốc Dân Gian Trị Viêm Phổi Cho Trẻ Em Hiệu Quả Đến Bất Ngờ. CLICK tại BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ VIÊM PHỔI để Xem Ngay.
Chính vì vậy việc chữa viêm phổi bằng đông y kết hợp Tây y để đẩy lui các triệu chứng bệnh nhanh chóng, giảm thời gian trị bệnh đang được các bác sĩ khuyên dùng.
Hiện nay 2 thảo dược đang được dùng phổ biến nhất trong hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ em là Cỏ Xạ Hương và Húng Chanh Ấn Độ bởi tác dụng nổi bật và tính an toàn, không mang lại tác dụng phụ.
- Cỏ Xạ Hương: là thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm cực mạnh. Theo nghiên cứu của G. Reglero được đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng dịch chiết Cỏ Xạ Hương có tác dụng chống viêm tốt hơn Diclofenac ở cùng 1 liều lượng. Hoạt chất thymol và γ-terpinene trong Cỏ Xạ Hương đã được chứng minh có tác dụng kháng vius, vi khuẩn mạnh, đặc biệt là vi khuẩn Klebsiella pneumoniae - phế trực khuẩn (là nguyên nhân chủ yếu gây bội nhiễm nghiêm trọng trong các bệnh đường hô hấp).
- Húng Chanh: có chứa hoạt chất codein, ngoài ra tinh dầu có chứa carvacrol đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với một số vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường hô hấp (họng, mũi, miệng).
Húng Chanh – thảo dược quý trong điều trị viêm phổi ở trẻ em
Bên cạnh đó, Carvacrol trong tinh dầu húng chanh còn có tác dụng kháng viêm, giúp giảm tiết dịch nhày, phù nề đường thở thông qua cơ chế kích thích tăng sản sinh Interleukin 10 – là một cytokine kháng viêm quan trọng. Chính nhờ dược tính của các hoạt chất này mà Húng Chanh có khả năng trị ho đờm, lợi phế giúp giảm các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em.
Dược sĩ Thu Hương