1. Thành phần của thuốc sổ mũi Aerius
Aerius là thuốc của hãng MSD – một hãng dược nổi tiếng trong giới áo trắng. Thuốc có cả dạng viên nén và dạng siro, nhưng với trẻ em thì dạng bào chế siro là phù hợp hơn cả.
Thành phần trong chai siro Aerius 60ml là:
- Desleratadin 0.5 mg/ ml
Desloratadin là thuốc kháng Histamin thế hệ mới với nhiều ưu điểm. Cùng theo dõi những tác dụng của hoạt chất này qua phần dưới đây nhé!
2. Thuốc Aerius có tác dụng gì?
Vì Desloratadin là hoạt chất thuộc nhóm chống dị ứng thế hệ mới nên nó được chỉ định để:
- Giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sung huyết, nghẹt mũi
- Đồng thời giảm các phản ứng dị ứng khác như ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng.
- Các triệu chứng mề đay, giảm số lượng và kích thước của ban ngứa trên da trẻ.
Thuốc sổ mũi Aerius
3. Liều dùng của thuốc sổ mũi Aerius
Liều dùng của Aerius được chia theo nhiều lứa tuổi khác nhau:
- 6 tháng đến 11 tháng tuổi: 2 ml, uống 1 lần/ ngày.
- Từ 1 – 5 tuổi: 2,5 ml, uống 1 lần/ ngày.
- Từ 6 – 11 tuổi: 5 ml, uống 1 lần/ ngày.
- Trẻ trên 12 tuổi
- 10 ml, uống 1 lần/ ngày.
- Nếu trẻ có thể uống dạng viên thì mẹ cũng hoàn toàn có thể dùng viên cho trẻ: 1 viên, uống 1 lần/ ngày.
Liều dùng thuốc sổ mũi Aerius cho trẻ như thế nào?
4. Thuốc sổ mũi Aerius có tác dụng phụ nào?
Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. mẹ cùng ghi nhớ những tác dụng phụ dưới đây để cảnh giác với chúng nhé!
Các tác dụng phụ thường gặp như:
- Mệt mỏi
- Khô miệng
- Nhức đầu
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn:
- Nhịp tim nhanh
- Nôn, buồn nôn.
- Chóng mặt
- Đau cơ.
- Bồn chồn.
- Đau dạ dày
- Viêm gan
Những tác dụng phụ trên không phải bất kỳ em bé nào khi uống vào cũng gặp phải. Nên đừng vì danh sách dài những tác dụng không mong muốn trên đây là bỏ dở phác đồ điều trị của bé.
Điều cần làm là tuân thủ đúng liều dùng mà bác sỹ kê và theo dõi chặt chẽ những biểu hiện của bé khi dùng Aerius nhé
Mệt mỏi, quấy khóc là tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc sổ mũi Aerius
5. Những trường hợp chống chỉ định, thận trọng với thuốc Aerius
Khi nào trẻ tuyệt đối không được dùng Aerius? Khi trẻ có tiển sử dị ứng với desloratadin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Bạn cần thông báo với bác sĩ nhi khoa của con bạn để có những điều chỉnh trong kê đơn thuốc sổ mũi cho bé nhé!
Những trẻ cần thận trọng với Aerius là những trẻ khi dùng cần được theo dõi để phát hiện những biểu hiện dù là nhỏ nhất khi dùng thuốc Aerius:
- Trẻ có tiền sử hoặc trong gia đình có người bị động kinh.
- Trẻ bị suy thận ở mức nặng.
- Không dung nạp galactose
- Thiêu shutj Lapp lactase/ Kém hấp thu glucose – galactose
6. Thuốc Aerius tương tác với những thuốc nào?
Tương tác thuốc là 2 thuốc được uống cùng lúc với nhau, hoặc gần nhau có thể xảy ra những phản ứng làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhau:
- Khi làm tăng tác dụng: làm lượng thuốc được hấp thu vào máu quá nhiều, tương đương với việc uống thuốc quá liều. Tác dụng của thuốc tăng, đồng nghĩa tác dụng phụ cũng tăng.
- Khi giảm tác dụng: Tác dụng của thuốc giảm, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Dưới đây là danh sách những thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Aerius mà mẹ cần chú ý:
- Augmentin
- Cetirizin
- Ibuprofen
- Azithromycin
Thuốc hạ sốt Nurofen có thể ảnh hưởng đến Aerius
7. Khi sử dụng Aerius quá liều mẹ cần làm gì ngay?
Trong trường hợp bé dùng quá liều Aerius thì mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để có những can thiệp kịp thời. Phải ghi nhớ rằng, ngay cả khi trẻ chưa có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám ngay.
Ngoài ra, mẹ cũng cần mang theo đơn thuốc mà bé đnag dùng, bao gồm cả những thuốc được kê đơn và những thuốc bổ mẹ nhé!
8. Nếu mẹ quên cho bé uống 1 liều
Nếu bé bỏ lỡ một liều Aerius thì cần uống ngay càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu đã gần đến giờ uống liều tiếp theo thì mẹ có thể bỏ qua liều đó và dùng liều kế tiếp như kế hoạch đã định. Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi để bù lại.
9. Bảo quản thuốc Aerius như thế nào?
Khi đã mở chai siro Aerius mẹ cần cần thận trong quá trình bảo quản để giữ nguyên được tác dụng của thuốc:
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh.
- Tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Khi mở ra thuốc chỉ nên dùng trong 14 ngày.
Thuốc sổ mũi Aeruis đã khẳng định được tác dụng của mình sau nhiều năm có mặt trên thị trường. Nhưng mẹ không nên tự ý mua và tự điều trị cho trẻ, cần được sự chỉ định và hướng dẫn của người có chuyên môn nhằm tránh những tác dụng phụ không đáng có mẹ nhé