1.Lợi ích của tiêm phòng viêm phổi cho trẻ
Có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi được tìm thấy phế cầu ở vùng họng, hầu, xoang mũi,…
Chính vì thế khi sức đề kháng của trẻ suy giảm những vi khuẩn phế cầu đang khu trú trong cơ thể dễ dàng bùng phát và gây bệnh viêm phổi cho trẻ.
Đây là một trong nguyên nhân viêm phổi ở trẻ.
Do đó, việc tiêm phòng viêm phổi là vô cùng cần thiết, là một trong những biện pháp phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh hiệu quả và tránh xa những triệu chứng khó chịu của viêm phổi
Tiêm phòng vacxin viêm phổi cho trẻ
Vacxin viêm phổi phế cầu có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch chủ động cho trẻ, giúp cơ thể trẻ sinh ra kháng thể sẵn sàng chiến đấu với phế cầu khuẩn khi bị tấn công.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO bệnh viêm phổi ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng viêm phổi cho trẻ.
2. Các loại vacxin ngừa viêm phổi cho trẻ
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vacxin ngăn ngừa và tránh cho trẻ bị viêm phổi gồm:
2.1. Vacxin PCV 10 (Synflorix)
Đây là loại vacxin ngừa viêm phổi giúp phòng tránh được 10 chủng phế cầu khác nhau.
Bên cạnh tác dụng tiêm phòng viêm phổi loại vacxin này còn có thêm tác dụng phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính gây ra bởi Haemophilus influenza .
Vacxin ngừa viêm phổi cho trẻ
Trẻ có thể được tiêm phòng vacxin viêm phổi phế cầu Vacxin PCV 10 khi bắt đầu 6 tháng tuổi và tuổi muộn nhất để tiêm là 5 tuổi. Sau 5 tuổi thì tiêm vacxin PCV 10 không còn hiệu quả.
>>> Đừng bỏ qua: Viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến. Cách điều trị bệnh viêm phổi trẻ em là mối quan tâm của nhiều mẹ. Cùng tìm hiểu qua bài viết "Cập nhật mới nhất: Hướng dấn điều trị viêm phổi ở trẻ em" nhé!
2.2. Vacxin PPSV23 (Pneumo23)
Loại vacxin này giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công của 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Vắc-xin PPSV23 (Pneumo23) được tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ cần chích 1 mũi duy nhất.
2.3. Vacxin Hib
Đây là loại vac xin giúp phòng ngừa Haemophilus influenzae týp B một chủng vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ. Liệu trình tiêm vắc-xin Hib bao gồm 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 liều nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi.
Vắc-xin Hib có thể được dùng dưới dạng vắc-xin phối hợp nhằm phòng thêm một số bệnh khác trong cùng 1 mũi tiêm, nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ.
3. Lưu ý khi tiêm phòng viêm phổi cho trẻ
Một số lưu ý khi tiêm phòng viêm phổi cho trẻ như sau:
3.1. Trẻ cần được theo dõi sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng viêm phổi cho trẻ xong mẹ nên cho bé ở lại theo dõi 15-30 phút để phòng trường hợp sốc phản vệ.
>>> Mách mẹ: Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cũng có thể là liều thuốc hiệu quả điều trị viêm phế quản. Cùng lắng nghe chuyên gia "Hướng dẫn mẹ lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phổi" để giúp bé nhanh chóng vượt qua viêm phổi nhé!
3.2. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi trẻ tiêm phòng"
Khi tiêm vacxin viêm phổi phế cầu trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như: sốt sau khi tiêm hoặc chán ăn, mệt mỏi nhưng thường sẽ chỉ kéo dài 1-2 ngày.
Có khoảng 50% số trẻ tiên phòng vacxin viêm phổi phế cầu gặp phải tác dụng phụ như: bị đỏ, đau, sưng tấy ở chỗ tiêm,…Nên mẹ không nên quá lo lắng khi bé có các biểu hiện trên.
Lưu ý tác dụng phụ khi tiêm phòng viêm phổi cho trẻ
3.3. Có thể tiêm phòng vacxin viêm phổi phế cầu và vacxin khác
Vacxin viêm phổi phế cầu được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn, nhưng không sử dụng vi khuẩn sống.
Vì vậy, có thể chích các vắc-xin này cùng lúc với vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác, không cần phải chờ cách ra 1 tháng.
3.4. Cần cẩn trọng khi trẻ đã bị dị ứng ở lần tiêm trước đó
Mẹ không nên cho trẻ đi tiêm phòng viêm phổi trong một số trường hợp trẻ đã có dấu hiệu dị ứng ở lần tiêm trước đó.
Vacxin viêm phổi phế cầu không có trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Nên để đăng kí tiêm phòng viêm phổi cho trẻ bằng vacxin này cần đăng kí tiêm ngừa cho trẻ tại trung tâm y tế Quận, Huyện, bệnh viện Nhi, hoặc các cơ sở tiêm vắc-xin dịch vụ.
3.5. Trẻ bị ốm, sốt, ho có nên tiêm phòng?
Tiêm phòng viêm phổi là đang đưa một lượng vi khuẩn gây bệnh (đã được làm bất hoạt, hoặc 1 phần của vi khuẩn) viêm phổi vào người trẻ. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị một "thể lực" khỏe mạnh nhất có thể để "đón nhận" nó.
Nếu bé yêu nhà bạn có bất cứ triệu chứng gì của ho, sốt hoặc bị ốm thì đây không phải là thời điểm thích hợp để tiêm phòng. Hãy chờ đến khi bé khỏi hẳn nhé!
>>> Xem thêm: Cập nhật những thuốc điều trị viêm phế quản, mẹ đừng bỏ qua!
3.6. Tiêm phòng nên đi đôi với các biện pháp phòng ngừa khác
Các loại vacxin tiêm phòng đều có thể bảo vệ trẻ khoảng 80 - 90% không mắc bệnh tuy nhiên mẹ cũng nên có những biện pháp phòng ngừa triệt để cho trẻ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vacxin viêm phổi phế cầu cũng như những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng viêm phổi. Hy vọng , bài viết trên đã góp phần giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bậc phụ huynh.
Dược sĩ Thu Hà