1. Khi nào gọi là ho kéo dài?
Bản - Chất - Của - Ho - Là - Tốt!
Đó không phải là một lời khen vô lý!
Ho là phản ứng tự nhiên và bình thường của cơ thể đối với các chất kích thích trong đường thở của trẻ. Khi các dây thần kinh trong đường thở nhận thấy yếu tố kích thích nào đó, chẳng hạn như chất nhầy, một hạt hụi lạ, hoặc thậm chí là nước hoa, các dây thần kinh ấy sẽ gửi thông điệp đến não để làm thông đường thở.
Các chất gây hại sẽ bị tống đi theo một cơn ho.
Nghe có vẻ ổn phải không?
Tuy - Nhiên:
Trẻ bị ho kéo dài lâu ngày không khỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp đáng lo ngại
Nếu trẻ bị ho hàng ngày và kéo dài hơn 4 tuần thì được gọi là ho mãn tính và cần sớm có một cuộc kiểm tra với bác sĩ của trẻ.
Đa số các trường hợp ho khan kéo dài gặp ở các trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi. Chỉ 5-10% những đứa trẻ 6-10 tuổi gặp tình trạng ho kéo dài.
Có cả một Danh - Sách - Dài - Các - Thủ - Phạm - Nguy - Hiểm đằng sau đó.
Tin tốt là các bác sĩ Nhi khoa thường có thể giải quyết các nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ. Còn nếu trẻ bị ho kéo dài sau khi điều trị, hoặc nếu có các tình trạng y tế phức tạp khác, bác sĩ Nhi khoa có thể giới thiệu trẻ đến bác sĩ chuyên khoa cụ thể.
2. Trẻ bị ho kéo dài lâu ngày là bệnh gì?
Có nhiều những nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài, cụ thể như sau:
2.1. Cảm lạnh
Sau khi đánh giá ho kéo dài lâu ngày không khỏi ở trẻ em, các bác sĩ thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trê, do một trong hơn 100 loại vi rút gây cảm lạnh.
“Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 8-10 lần một năm và kéo dài từ 5 đến 7 ngày”, Giáo sư lâm sàng tại Khoa Nhi Đại học California chia sẻ. Trẻ em bị
Cùng với ho kéo dài, con bạn có thể gặp các triệu chứng cảm lạnh khác như hơi thở khò khè, thở nhanh, thở gấp, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ.
2.2. Viêm xoang
Bởi vì viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài lâu ngày ở trẻ em nên chúng thường được xem xét đầu tiên.
Nếu ho ở trẻ em kéo dài hơn 10 ngày và không có dấu hiệu tốt hơn, và nước mũi của con bạn nhầy nhớt đặc, có màu vàng xanh, bé có thể bị viêm xoang.
Đây là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót ở các xoang cạnh mũi. Viêm gây ra sự phù nề, tăng tiết chất nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn và xoang này lại trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.
Các triệu chứng khác đi kèm theo ho lâu ngày mà trẻ có thể gặp phải khi bị viêm xoang đó là sổ mũi, hôi miệng, bọng mắt và quầng thâm quanh mắt, đau đầu.
>>> Triệu chứng ho đi kèm với sổ mũi cũng đặc trưng cho nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Cụ thể Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài và cách điều trị đơn giản và hiệu quả thế nào ? Xem ngay tại Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài.
Nếu bệnh diễn ra trong vòng 4 tuần là viêm xoang cấp tình còn nếu trẻ không nhận được sự điều trị đúng cách, dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng thì khi đó trẻ đã bị viêm xoang mạn tính.
2.3. Dị ứng
Dị ứng có thể là thủ phạm khiến đứa trẻ của bạn bị ho kéo dài nếu ho có kèm theo sổ mũi và ngứa mắt, hoặc nếu nó đến vào cùng một thời điểm mỗi năm, hoặc sau mỗi lần trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,..
Ho chỉ đơn giản là phản ứng của cơ thể trước một chất gây dị ứng và thường vô hại với tất cả mọi người.
Viêm mũi dị ứng có thể theo mùa (có thể do phấn hoa từ cây,c ỏ dại, cỏ và nấm mốc ngoài trời) hoặc lâu năm (từ các chất gây dị ứng tồn tại quanh năm trong nhà như vật nuôi, mạt bụi và nấm mốc).
2.4. Hen suyễn
Thở khò khè, hoặc thở với tiếng rít trong ngực, đó là những gì mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ nghe thấy bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên, hen suyễn có thể chỉ biểu hiện bằng triệu chứng duy nhất đó là ho kéo dài lâu ngày.
Một cơn ho xuất hiện và trở nên tệ hơn sau khi đứa trẻ của bạn ngủ là gợi ý của bệnh hen suyễn. Bởi:
Khi bị hen suyễn, nồng độ cortisol của cơ thể - giảm tự nhiên trong đêm. Điều này có thể kích hoạt hen phế quản co thắt, nơi đường khí bị viêm và hẹp.
2.5. Ho gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm!
Trước khi xuất hiện các cơn ho, trẻ bị ho gà sẽ có các triệu chứng giống như cảm lạnh (sổ mũi và hắt hơi).
Tiếng ho của trẻ bị ho gà là ho khan, khô khốc và rất nhanh, cảm giác như bạn vừa nghe thấy 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi trẻ hít vào mạnh sẽ tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà.
Ho do ho gà có thể kéo dài trong nhiều tháng và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, bao gồm ngưng thở, viêm phổi, co giật và tử vong.
2.6. Xơ nang
Trong một số ít các trường hợp, trẻ bị ho kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như xơ nang – một bệnh di truyền tiến triển gây ra nhiễm trùng phổi dai dẳng.
Các triệu chứng khác của bệnh xơ nang có thể bao gồm phân lỏng, ho dai dẳng, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
2.7. Viêm phổi hít
Trẻ bị ho kéo dài cũng có thể là do bệnh viêm phổi hít.
Viêm phổi hít là hiện tượng viêm và nhiễm trùng phổi do hít phải những dị vật như mẩu thức ăn, đờm rãi, nước bọt hoặc dịch vị trào ngược từ miệng hay dạ dày.
Những dị vật này sẽ gây nên phản ứng viêm và tạo tiền đề cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm phổi hít ở trẻ em.
Trẻ bị viêm phổi hít có các triệu chứng khác như: đau ngực, sốt, khó thở, hơi thở có mùi hôi, da xanh tím tái.
2.8. Trào ngược axit
Trong khi trào ngược dạ dày thường liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa như đau dạ dày, ợ nóng và nôn, nó cũng có thể góp phần vào sự phát triển của ho mãn tính ở trẻ em, theo Bác sĩ Tiêu hóa Nhi Khoa Anil A.Kesavan, MD.
“Trào ngược dạ dày không gây ra ho mãn tính kéo dài nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và nặng thêm triệu chứng ho ở những bệnh nhân tiềm ẩn bệnh lý hô hấp.”
Ho liên quan đến trào ngược dạ dày thường là ho khan, xảy ra nhiều hơn vào ban ngày, khi trẻ ở tư thế thẳng đứng. Nó cũng xảy ra phổ biến sau khi trẻ ăn hoặc cười, hát, nói chuyện quá lớn.
2.9. Dị vật đường thở
Trong một số trường hợp, ho mãn tính có thể là dấu hiệu cho thấy dị vật bị kẹt bên trong đường thở của trẻ.
Sau một “sự kiện” tắc nghẽn đường thở, có một giai đoạn không có triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần trước khi các biến chứng như viêm phổi bắt đầu xuất hiện.
Nếu con bạn bị ho kéo dài sau khi gặp dị vật tắc nghẽn, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
2.10. Thói quen ho
Đôi khi đứa trẻ của bạn bị ho do một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh lý đó đã được giải quyết, trẻ vẫn bị ho, người ta gọi đó là ho do tâm lý.
Triệu chứng ho tâm lý thường biến mất vào ban đêm trong khi trẻ ngủ. Và ho giảm khi trẻ mải mê với những gì đáng chú ý, thu hút sự tập trùng của trẻ hơn.
Nếu các nguyên nhân khác gây ho kéo dài đã được loại trừ và nghi ngờ trẻ chỉ là ho do thói quen thôi, thì bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nước trước khi trẻ cảm thấy muốn ho, nó là một liệu pháp khá hữu ích.
Bệnh do virus thường tự khỏi sau 3-7 ngày vì cơ thể có cơ chế tự bảo vệ để thải loại virus. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc bé thật tốt để tăng cường sức đề kháng, giúp bé chống lại các bệnh tật.
3. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị ho lâu ngày
Theo PGS, TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng khoa Nhi, Đại học y Hà Nội, ho kéo dài khiến trẻ bị mất ngủ, biếng ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy sụp tinh thần,…ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Ho lâu ngày không khỏi còn làm tổn thương thanh quản, gây đổi giọng, co thắt thanh quản và tăng nguy cơ trẻ bị viêm tại giữa.
Nếu trẻ cứ bị ho kéo dài mãi và không nhận được phác đồ điều trị phù hợp, trẻ sẽ còn phải gánh vác nhiều biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý trên nữa.
4. Khi nào cần đưa trẻ bị ho kéo dài đi khám bệnh?
Mọi đứa trẻ bị ho lâu ngày đều cần được đi khám bệnh để xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, một số trường hợp bạn cần Cấp – Tốc hẹn một buổi khám bệnh sóm nhất với bác sĩ Nhi Khoa, nếu đứa trẻ của bạn bị:
- Khó thở.
- Nôn dai dẳng.
- Đau ngực khi thở sâu.
- Ho ra máu.
- Ho kèm theo sốt cao.
- Ho có đờm nhầy lâu ngày.
- Thở khò khè.
- Gặp khó khăn khi nuốt.
- Có vẻ rất ốm yếu và mệt mỏi.
- Có hệ thống miễn dịch yếu hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ.
- Trẻ hơn 4 tháng tuổi với nhiệt độ trực tràng trên 38 độ C (Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh).
- Sốt trên 38 độ C, không có cải thiện trong 2 giờ sau khi dùng thuốc hạ sốt.
5. Chẩn đoán bệnh ở trẻ bị ho kéo dài
Bạn đã biết danh sách các bệnh mà đứa trẻ bị ho kéo dài lâu ngày của bạn có thể sẽ gặp phải.
Tuy nhiên, để nhận được một chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bạn nên sớm đưa đứa trẻ bị ho kéo dài của bạn đến gặp bác sĩ.
Dẫu vậy, trước đó, để bạn không quá lo lắng, tôi sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn, một cách phân biệt các bệnh thông qua các đặc điểm của triệu chứng ho kéo dài ấy.
Độ tuổi của trẻ bị ho kéo dài:
- Trẻ nhũ nhi từ 1 -12 tháng tuổi: Thường là do nhiễm vi rút hợp bào hô hấp, lao, ho gà, hen phế quản, dị tật đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim bẩm sinh.
- Trẻ nhỏ: Hen phế quản, dị vật đường thở, trào ngược dạ dày- thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm vi rút đường hô hấp,...
- Trẻ lớn: Lao, hen phế quản, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Tính chất cơn ho kéo dài ở trẻ:
- Ho kéo dài có đờm: Dị ứng, hen suyễn,…
- Ho sau khi bú, ăn hay khi nằm: Trào ngược dạ dày – thực quản.
- Ho sau vận động, gắng sức: Hen.
- Ho về đêm: Hen phế quản, viêm mũi xoang,…
- Ho cơn đỏ mặt: Ho gà, dị vật đường thở, hoặc do vi khuẩn không điển hình như Chlamydia, Mycoplasma,…
- Chỉ ho khi thức và không bao giờ ho lúc ngủ: Ho do tâm lý.
6. Cách trị ho lâu ngày cho trẻ
Trẻ bị ho kéo dài có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như bé bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi., hen suyễn.., vì vậy khi thấy bé có dấu hiệu ho lâu ngày không khỏi cha mẹ nên đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế uy tín.
Qua thăm khám, ngoài căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Do đó, cha mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh cho con và tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, vừa không trị khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng bé bị ho lâu ngày nghiêm trọng hơn.
Khi được chẩn đoán đúng bệnh và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cha mẹ cần tích cực hỗ trợ điều trị, đồng thời chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé tại nhà để điều chỉnh đơn thuốc phù hợp
7. Sai lầm điều trị khiến trẻ bị ho kéo dài lâu ngày
Ngay khi bé có dấu hiệu bị ho, việc đầu tiên các mẹ thường nghĩ đến là cho bé sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là một quyết định sai lầm mà rất nhiều bà mẹ mắc phải.
- Theo các nghiên cứu, chỉ có 15% bé có triệu chứng ho là do nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. Còn lại 85% trẻ bị ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác, do đó việc sử dụng kháng sinh ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ho là không hợp lý mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi mới sử dụng thuốc phù hợp.
- Như đã biết thì kháng sinh là thuốc có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng lại không thể tiêu diệt được các loại virus gây bệnh. Vì vậy việc sử dụng kháng sinh khi trẻ bị ho do virus không có tác dụng gì. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh có thể giết chết cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể và làm giảm sức đề kháng của trẻ nhỏ dẫn đến tình trạng bé bị ho lâu ngày không khỏi.
Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi khiến sức khỏe bị giảm sút, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó mẹ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị tốt nhất giúp bé nhanh chóng phục hồi, tránh các biến chứng nguy hiểm. Chúc mẹ và bé yêu luôn mạnh khỏe.