Đừng xem sổ mũi ở trẻ chỉ là chuyện nhỏ!

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Trẻ bị sổ mũi là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ. Nó có thể chỉ là triệu chứng nhỏ ban đầu trước khi bước vào những bệnh lý nguy hiểm hơn. Chính vì vậy đừng bỏ qua cơ hội để “xử đẹp” sổ mũi, cũng là chặn đứng những bệnh lý nguy hiểm kia ngay từ khi chúng còn mới nhăm nhe.

1. Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi là gì?

Mặc dù sổ mũi rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nguyên nhân gây ra sổ mũi, chảy nước mũi lại còn mù mờ đối với nhiều người. Bảo Khí Nhi Plus sẽ “vạch trần” nguyên nhân gây ra sổ mũi, chảy nước mũi trước tiên nhé!

Nước mũi là dịch đường hô hấp được cơ thể tiết ra với mục đích làm ẩm đường hô hấp của bé. Dịch mũi được tiết ra mỗi ngày và thường sẽ không cảm nhận thấy được bởi nó được hòa trộn với nước bọt và chảy xuống họng.

Nhưng khi có một số thay đổi thì nước mũi bị chảy ra ngoài. Vậy tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Đôi khi do một số yếu tố kích thích hoặc quá trình viêm trong khoang mũi khiến lượng nước mũi được “sản xuất” nhiều hơn và chảy ra ngoài. Dưới đây là nguyên nhân gặp gặp gây sổ mũi:

1.1 Dị ứng

Dị ứng là hiện tượng trẻ thường gặp phải khi tiếp xúc với một dị nguyên:

  • Phấn hoa
  • Bụi bẩn
  • Lông động vật nuôi

Những dị nguyên này rất đa dạng và tùy thuộc cơ địa của từng bé. Chính vì vậy, mẹ cần tinh ý nhận ra những tác nhân này sớm để phòng tránh trước cho bé nhé!

Khi bị dị ứng với một dị nguyên nào đó thì không chỉ là hắt hơi sổ mũi mà còn là đâu đầu, mẩn ngứa vị trí tiếp xúc với dị nguyên hoặc toàn cơ thể bé.

Dị ứng phấn hoa gây sổ mũi ở trẻ!

Dị ứng phấn hoa gây sổ mũi ở trẻ!

1.2 Cảm cúm

Những tác nhân gây cảm cúm thường là những virus, cảm cúm là bệnh đường hô hấp trên tương đối nhẹ nhứng rất dễ lây truyền.

Ngoài sổ mũi thì triệu chứng đặc trưng mà cảm cúm mang đến là nóng đầu, ê ẩm mình nhẩy, nghẹt mũi, mệt mỏi. Cảm cúm thông thường sẽ không cần dùng đến thuốc điều trị nhưng nếu cảm cúm tiến triển thành viêm nhiễm đường hô hấp thì những triệu chứng sẽ không chỉ dừng lại có thể.

1.3 Viêm xoang cấp

Xoang là những khoang chứa đầy khí ở mũi và mặt. Khi bị viêm xoang thì khoang vốn chứa đầy khí chuyển sang chứa đầy dịch. Toàn bộ đường hô hấp trên tăng tiết dịch và đó là lý do tại sao bé lại bạn lại chảy nước mũi.

Ngoài chảy nước mũi thì viêm xoang mang đến những triệu chứng cực kỳ khó chịu cho bé, nào là đau nhức các xoang mũi, xoang mặt, nào là nghẹt mũi, đau đầu…

1.4 Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một dạng dị ứng. Cơ chế của viêm mũi dị ứng chưa xác định được rõ, nhưng những yếu tố thúc đẩy viêm mũi dị ứng thường là thay đổi thời tiết, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, …

1.5 Viêm đường hô hấp

Bất cứ một bệnh viêm đường hô hấp trên hay thậm chí viêm đường hô hấp dưới nào cũng có thể gây chảy nước mũi, xổ mũi ở bé.

Viêm đường hô hấp ở trẻ có thể là nguyên nhân cũng có thể là hậu quả của sổ mũi, chảy nước mũi. Điều trị sổ mũi, chảy nước mũi ở trẻ có thể là “chìa khóa” để mẹ dập tắt những bệnh viêm đường hô hấp này từ sớm.

Sổ mũi là triệu chứng của viêm đường hô hấp!

Sổ mũi là triệu chứng của viêm đường hô hấp!

1.6 Tiếp xúc với không khí quá khô

 Cơ thể luôn giữ cho đường hô hấp và điển hình là mũi một độ ẩm nhất định, nhưng khi độ ẩm không khí xuống quá thấp thì độ ẩm đó không còn được cân bằng. Niêm mạc mũi của bé trở nên khô, gây ra đáp ứng viêm và kích hoạt sổ mũi.

1.7 Polyp mũi

Polyp là những phần tăng sinh lành tính ở niêm mạc mũi, tuy là lành tính nhưng nó cũng làm đảo lộn những hoạt động bình thường của lớp niêm mạc này, điển hình là các tuyến tiết bị rối loạn, sổ mũi, chảy nước mũi là điều dễ hiểu khi bé bị polyp mũi.

2. Tính chất, màu sắc của nước mũi thường gặp

Tuy sổ mũi, chảy nước mũi là hậu quả khi có những viêm nhiễm trong cơ thể, nhưng tính chất, màu sắc của nước mũi là thứ mà mẹ có thể đánh giá được tình hình bệnh của bé.

  • Nước mũi trong: Nếu nước mũi của bé chảy nhiều nhưng mới chỉ dừng lại ở màu trắng trong và loãng thì mẹ không cần quá lo lắng, bởi rất có thể cơ thể tăng tiết giúp ngăm ngừa và loại bỏ những yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào đường hô hấp của trẻ.
  • Nước mũi màu trắng đục, trở nên đặc hơn: Khi bé có biểu hiện như vậy thì rất có thể bé nhà bạn đang nhiễm virus hoặc bị cảm lạnh.
  • Nước mũi màu vàng: viêm phế quản, viêm phổi, … là những nhiễm trùng đường hô hấp có thể có sổ mũi, chảy nước mũi màu vàng, đặc trưng được gây ra bởi vi khuẩn.
  • Nước mũi xanh: Thường khi chuyển sang màu xanh thì nước mũi cũng rất là đặc và khó thoát ra khỏi đường hô hấp.
  • Nước mũi màu hồng hoặc đỏ: Khi có màu hồng hoặc đỏ thì “báo động” càng được nâng cao, bởi khi đó những mạch máu tại mũi đã bị tổn thương khiến một lượng máu nhỏ thoát ra và làm chuyển màu của nước mũi.
  • Nước mũi màu nâu: Khi máu đọng trong mũi lâu thì sẽ chuyển sang màu nâu. Khi nước mũi màu nâu rất có thể bé đã hít phải khí độc mẹ cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé!

Màu sắc tính chất của nước mũi nói lên điều gì?

Màu sắc tính chất của nước mũi nói lên điều gì?

3. Cần làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Sổ mũi tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại là những dấu hiệu sớm để mẹ có thể “ngăn chặn” những hậu quả lớn hơn đằng sau. Chính vì vậy đừng bỏ qua những điều cần làm khi bé bị sổ mũi sau đây nhé!

3.1 Điều trị sổ mũi cho trẻ

Thuốc là phương pháp giảm sổ mũi, chảy nước mũi được nhiều mẹ lựa chọn đầu tiên bởi vì sự tiện dụng và tác dụng nhanh chóng của nó.

* Thuốc giảm sổ mũi cho trẻ

Có rất nhiều thuốc cùng có tác dụng giảm sổ mũi cho trẻ cùng nhiều dạn dùng khác nhau:

  • Thuốc uống: thường các hoạt chất clorpheniramin, desloratadine, … sẽ có trong những thuốc giảm sổ mũi. Những hoạt chất này thường có tác dụng phụ nên mẹ cần lưu ý cho trẻ uống trước khi đi ngủ.
  • Thuốc xịt: Những thuốc xịt tại chỗ như dophazolin, otilin, otrivin, … sẽ có tác dụng tức thì, nhưng hiệu quả không kéo dài.

* Mẹo trị sổ mũi cho trẻ

Ngoài cách điều trị sổ mũi bằng thuốc Tây thì những mẹo trị sổ mũi cho trẻ cũng được nhiều mẹ ưa chuộng vì không mang lại tác dụng phụ cho trẻ:

  • Uống nhiều nước ấm
  • Xông hơi gừng, tinh dầu
  • Tắm nước ấm
  • Chườm ấm tai và mũi
  • Mát xa mũi cho trẻ
  • Xoa dầu vào lòng bàn chân
  • Gối đầu cao hơn
  • Vỗ lưng cho trẻ

Xoa dầu vào lòng bàn chân giúp giảm sổ mũi

Xoa dầu vào lòng bàn chân giúp giảm sổ mũi

3.2 Dinh dưỡng cho trẻ bị sổ mũi như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể là “liều thuốc” hiệu quả giảm sổ mũi cho trẻ. Chính vì vậy, mẹ đừng bỏ qua cách thức dễ làm mà lại hiệu nghiệm này nhé!

  • Nếu là trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần tích cực cho trẻ bú bởi sữa mẹ chứa nhiều thành phần giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Thức ăn dành cho bé trong giai đoạn này cần có dạng mềm và lỏng để không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa của bé.
  • Chia nhỏ những bữa ăn để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Bổ sung men vi sinh không bao giờ là thừa nhất là trong giai đoạn sức đề kháng của trẻ đang bị giảm sút.
  • Nước hoa quả là thực phẩm phù hợp và cung cấp nhiều vitamin cho bé trong giai đoạn này.

Nếu sổ mũi kéo dài, cũng như những bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản, … trở nên dai dẳng hơn thì những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, nhưng được bào chế và được chứng nhận về hiệu quả là điều mẹ nên chọn lựa cho bé yêu nhà mình.

Cỏ Xạ Hương nhập khẩu từ Pháp với tác dụng chống viêm hô hấp tuyệt vời kết hợp cùng Tỳ Bà Diệp, Húng Chanh, Bách Bộ giảm ho, đờm, sổ mũi, tăng sức đề kháng đều là những vị thuốc đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên những bệnh hô hấp.

Những dược liệu quý này đều được quy tụ trong sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus có bán trong các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến