1. Trẻ bị sốt ăn tôm có được không?
Khi những đứa trẻ của sốt, nỗi lo của các bà mẹ lại “nóng” và “tăng” dần lên như thân nhiệt của trẻ vậy!
Đó là một mối lo dường như không loại trừ bất kỳ bà mẹ nào cả.
Dẫu vậy, BẢN CHẤT CỦA SỐT LÀ TỐT.
Sốt là phản ứng tự bảo vệ để chống lại tác nhân có hại tấn công cơ thể trẻ. Mặc dù, sốt không phải là một tình trạng đáng báo động, nhưng chính nó cũng có thể biến thành một tình trạng NGUY HIỂM đe dọa tính mạng trẻ. Bởi:
- Sốt sẽ lấy đi một lượng nước, điện giải đáng kể và gây mất cân bằng nước và điện giải.
- Sốt cao, nhất là nếu cũng kéo dài sẽ thúc đẩy hình thành các cơn co giật vô cùng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.
Và Những Thực Phẩm Mà Trẻ Ăn Vào Cũng Có Thể Thúc Đẩy Cải Thiện hoặc Làm Trầm Trọng Thêm Triệu Chứng Sốt Của Trẻ.
Danh sách thực phẩm này tương đối khó đoán, vì những thực phẩm bình thường vốn được mệnh danh là thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ nhưng khi đứa trẻ của bạn bị sốt nó lại trở mặt thành kẻ thù thực sự.
TÔM là một thực phẩm Rất Tốt cho trẻ, NHƯNG Trẻ - Bị - Sốt – Có – Nên – Ăn – Tôm – Không?
Trẻ bị sốt có ăn được tôm không?
Câu trả lời là KHÔNG. Đó cũng chính là bởi Sự Tốt của Tôm.
Tôm là thực phẩm có một lượng dinh dưỡng dồi dào vô cùng như đạm, phốt pho, axit béo, chất khoáng, canxi,…nên khó tiêu hóa. Và khi một đứa trẻ em bị sốt ăn tôm, cơ thể trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chống lại nhiễm trùng, bạn không thể để trẻ dồn năng lượng với các nhiệm vụ khó khăn như thế được.
Mặt khác, khi đứa trẻ của bạn bị ốm sốt, hệ tiêu hóa của bé làm việc cũng không được tốt như bình thường.
Cùng với tôm, các loại động vật có vỏ khác, thịt đỏ, cá cũng là những thực phẩm khó tiêu hóa mà trẻ không nên ăn khi bị ốm sốt.
NHƯ VẬY: Hãy bỏ tôm ra khỏi thực đơn ăn uống của trẻ trong khoảng thời gian trẻ bị sốt và cho nó quay lại khi mà đứa trẻ của bạn đã khỏe mạnh hơn nhé!
Khi này, có một vài lưu ý để cho trẻ ăn tôm mà bạn nên biết để không mắc phải SAI LẦM như nhiều bà mẹ khác. Tìm hiểu nhé!
2. Những lưu ý khi cho trẻ đã hết sốt ăn tôm
Dưới đây là một vài những lưu ý quan trọng bạn cần chú ý khi cho trẻ ăn tôm, nhất là ở những trẻ mới chuyển sang chế độ ăn dặm.
2.1. Không phải đứa trẻ nào cũng nên ăn tôm
Khi nào một đứa trẻ có thể ăn tôm cũng như các loại động vật có vỏ khác phụ thuộc vào tiền sử bệnh dị ứng của gia đình bạn, chẳng hạn như dị ứng và hen suyễn.
Tiền sử gia đình không dị ứng:
Theo báo cáo được công bố ởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ trong số ra tháng 1 năm 2008 của Tạp chí “Nhi Khoa”, nếu gia đình bạn không có tiền sử dị ứng, thông thường bạn có thể giới thiệu tôm vào chế độ ăn của trẻ ngay từ 6 tháng tuổi.
Trước khi công bố báo cáo đó, AAP khuyến cáo rằng những đứa trẻ này không nên ăn tôm cho đến sau khi được 1 tuổi. Nhưng bằng chứng khoa học hiện tại không chỉ ra rằng việc trì hoãn đưa thực phẩm gây nguy cơ dị ứng cao như tôm vào thực đơn ăn uống của trẻ sẽ giúp làm giảm đáng kể sự phát triển dị ứng thực phẩm ở trẻ em (theo Tiến sĩ Frank Greer, bác sĩ Nhi khoa đồng tác giả của báo cáo AAP cho biết.)
Tiền sử gia đình bị dị ứng:
Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn, bạn cần thận trọng khi cho con bạn ăn tôm, đặc biết nếu là cha mẹ hoặc anh chị em của trẻ bị dị ứng thực phẩm.
Trong những gia đình này, một trong bốn đứa trẻ bị dị ứng thực phẩm trước 7 tuổi, bác sĩ Greer lưu ý.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn tôm, bạn cần nói chuyện với bác sĩ Nhi khoa để xác định đổ tuổi thích hợp nhất để đưa tôm cũng như các động vật có vỏ khác vào chế độ ăn của con bạn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho phép bạn được ăn tôm khi con bạn được 6-12 tháng tuổi, nhưng bác sĩ sẽ xem xét lích sử y tế cá nhân của trẻ khi quyết định.
2.2. Theo dõi lần đầu tiên ăn tôm của trẻ
Để có thể xác định rằng đứa trẻ của bạn có bị dị ứng với tôm hay không, bạn không nên bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm mới nào khác trong vòng 5-7 ngày sau lần đầu tiên bạn cho trẻ ăn tôm.
Bởi nếu con bạn bị dị ứng, việc làm này sẽ giúp bạn thu hẹp khả năng và dễ dàng xác định ra được đâu là thủ phạm gây dị ứng cho trẻ nhất.
Một số dấu hiệu mà trẻ có thể gặp phải khi dị ứng với tôm đó là:
- Ngứa da.
- Sưng mặt hoặc miệng.
- Ho.
- Khò khè, khó thở.
- Sổ mũi.
- Buồn nôn hoặc nôn.
Liên lạc với bác sĩ Nhi Khoa ngay lập tức nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn tôm. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, cần ngay lập tức đưa trẻ đến phòng cấp cứu của bệnh viện.
2.3. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi
Không khó để gặp các bà mẹ dỗ dành con thế này “ Con phải ăn cả vỏ tôm nữa, vỏ tôm có chứa rất nhiều canxi và nó sẽ giúp con lớn nhanh hơn”. Và có lẽ bạn cũng đã từng được lời dỗ mật ngọt như thế.
Đã có biết bao thế hệ tiếp nhận và truyền nối “Câu chuyện huyền thoại” này.
Vâng đúng vậy, canxi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nhưng TRÁI NGƯỢC với lời ca tụng canxi trong vỏ tôm, vỏ tôm không hề chứa canxi, nó được cấu tạo chủ yếu bởi kitin là một chất tương đối khó tiêu hóa. Thực sự, canxi chẳng thấy đâu mà thậm chí nhiều trẻ còn bị hóc vỏ tôm nữa đấy.
Vậy nên, đừng cố gắng ăn hay bắt trẻ ăn vỏ tôm nữa các mẹ nhé!
2.4. Vỏ tôm liệu gì đã bổ mắt
Ăn tôm nên ăn cả đầu tôm sẽ tốt hơn?
Cũng giống như canxi trong vỏ tôm, đây cũng là một bí kíp cho trẻ ăn tôm mà nhiều bạn dắt túi.
Dẫu vậy, đến nay chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh lợi ích của vỏ tôm đối với đôi mắt.
Phần đầu tôm vốn như một chiếc bể chứa tập trung đầy các chất thải của tôm và chứa rất ít dinh dưỡng so với phần thịt tôm. Vậy nên, để trẻ ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ “giúp” trẻ ăn luôn cả tuí chất thải của chúng đấy.
Và nhìn chung, chẳng mấy đứa trẻ nào lại đi yêu thích chiếc đâu tôm đâu, nếu bạn cứ cố giúp trẻ thật “bổ mắt” bằng cách này, có khi đứa trẻ của bạn lại đưa tôm – một thực phẩm vô cùng tốt vào trong danh sách ghét bỏ của chúng đấy.
2.5. Đừng bắt trẻ ăn quá nhiều tôm
Tôm thực sự là món ăn bổ dưỡng!
Sau những ngày ốm sốt ròng rã thì còn gì lý tưởng hơn là một bát cháo tôm hay một tô canh với tôm để tận hưởng nguồn dinh dưỡng này giúp trẻ nhanh phục hồi hơn.
Thế nhưng, bạn biết rồi đấy, tôm giàu dinh dưỡng nhưng cũng khó tiêu hóa. Hấp thụ quá nhiều tôm sẽ dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy chướng bụng hay bị tiêu chảy.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ăn ở mức 20-50 g thịt tôm mỗi ngày.
Như vậy thông qua bài viết trên bạn có thể trả lời được câu hỏi trẻ bị sốt có nên ăn tôm không cùng những lưu ý quan trọng để cho trẻ ăn tôm một cách đúng cách rồi. Chúc các bé yêu mau chóng khỏi sốt và sớm khỏe mạnh trở lại nhé!