1. Trẻ bị viêm phế quản kiêng ra gió lạnh
Có nhiều mẹ tâm sự với chúng tôi rằng, cứ khi nào thời tiết thay đổi nhất là vào mùa đông thì các mẹ lại rất khổ sở cùng con chiến đấu với nhiều bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
Thời tiết thay đổi, mà cụ thể là khi nhiệt độ giảm xuống là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sôi, phát triển và tấn công tới hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ.
Đặc biệt là với các bé đã bị viêm phế quản nếu không giữ ấm đúng cách trong mùa đông thì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.
Chính vì thế để bảo vệ sức khỏe của trẻ và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh thì mẹ cần biết cách giữ ấm cho trẻ, nhất là ở các vị trí như đầu, cổ, ngực hay chân tay. Cụ thể như sau:
- Đi tất chân và bao tay cho trẻ.
- Quàng khăn giữ ấm vùng cổ.
- Mặc cho trẻ đủ ấm nhưng không cần nhất thiết là mặc quá nhiều quần áo.
- Có thể tắm cho trẻ nhưng với nước ấm có nhiệt độ phù hợp (khoảng 37°C) và trong phòng kín gió.
>>>> Mời mẹ cùng tìm hiểu hơn về cách tắm rửa, vệ sinh cho trẻ thông qua bài viết: Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Trẻ bị viêm phế quản cần giữ ấm đúng cách vào mùa đông
2. Trẻ viêm phế quản cần kiêng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm
Mẹ biết đấy, không khí bị ô nhiễm là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng trẻ có thể bị mắc viêm phế quản, đồng thời cũng là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
Thậm chí, việc hít thở trong bầu không khí ô nhiễm cũng làm xuất hiện thêm nhiều căn bệnh về hô hấp khác ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, nếu em bé đang trong quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe thì mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm như: khói bụi từ xe cộ ngoài đường, khói bụi thải ra từ các loại chất đốt (bếp than, bếp củi…), khói thuốc lá.
Nếu trong trường hợp mà bé buộc phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm như vậy thì mẹ nên có biện pháp để bảo vệ đường hô hấp như: trang bị khẩu trang, kính đeo, cho trẻ rửa mũi và súc miệng bằng nước muối…
Không chỉ có vậy, trong không gian sinh hoạt ở nhà thì mẹ có thể cố gắng trang bị thiết lọc không khí để tạo bầu không khí trong lành, không gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hệ hô hấp của trẻ. Và đây cũng chính là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản hữu hiệu nhất.
Trẻ bị viêm phế quản cần được bảo vệ khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm
3. Trẻ viêm phế quản kiêng ăn gì?
Một số món ăn, thực phẩm có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ hoặc cũng có thể làm tình trạng viêm ngày một nghiêm trọng hơn.
Do vậy, mẹ cần tránh cho bé đang bị viêm phế quản ăn phải những loại thực phẩm như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ.
- Đồ ăn chứa nhiều muối.
- Các món ăn có chứa nhiều đường.
- Đồ ăn cay nóng, chua cay.
Và vì thế, hãy cho trẻ ăn uống một cách lành mạnh nhất có thể và hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm không nên cho trẻ sử dụng thông qua bài viết: Bé bị viêm phế quản kiêng ăn gì.
4. Kiêng tự ý sử dụng thuốc
Nhiều cha mẹ có thói quen rất nguy hiểm đó là khi thấy trẻ đang có vấn đề về hô hấp, trong đó có viêm phế quản thì lập tức đi tới các hiệu thuốc mà mua thuốc sử dụng.
Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bởi trong số những thuốc mà mẹ tự ý mua về sử dụng cho con có thể bao gồm những loại thuốc như: kháng sinh, chống viêm, thuốc giãn phế quản, thuốc giảm ho…
Và hầu như các mẹ chưa biết rõ về cách sử dụng, chỉ định của các loại thuốc này. Do vậy, nếu mẹ cho trẻ sử dụng những loại thuốc này có thể gây ra hậu quả như:
- Xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh: sau này nếu trẻ bị nhiễm khuẩn thì sẽ không có thuốc chữa trị nữa.
- Làm tăng khả năng xuất hiện các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng hô hấp ở trẻ, tăng khả năng nhiễm trùng của cơ thể…
Vì thế, cách an toàn nhất là cha mẹ cần đưa trẻ tới các bác sĩ chuyên khoa và uy tín để khám và được sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất, không nên tự ý sử dụng thuốc mẹ nhé.
Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ
5. Kiêng không cho trẻ ở những chỗ đông người
Mẹ biết không, viêm phế quản ở thể cấp tính hoàn toàn có thể lây được qua đường hô hấp. Chính vì thế, nếu bé đã đến tuổi đi học và đến trường thì trong giai đoạn bé bị bệnh, mẹ nên cho trẻ ở nhà nhé.
Việc này có thể đem lại cho trẻ nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Phòng tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
- Hạn chế việc nhiều loại vi rút, vi khuẩn khác có thể tấn công tới cơ thể của trẻ từ môi trường bên ngoài.
- Cho trẻ có khoảng thời gian rảnh nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Khi trẻ bị viêm phế quản ở nhà nghỉ ngơi thì mẹ có thể tiện chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho trẻ được dễ dàng hơn hơn bằng cách bồi bổ cho trẻ nhiều món ăn ngon, cho trẻ uống thuốc đúng giờ hơn… Như vậy, điều này có lợi cho cả mẹ và bé.
Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người
6. Không nên để trẻ ở một mình
Chắc hẳn mẹ cũng biết rằng, khi trẻ bị viêm phế quản thì cũng là lúc cơ thể trẻ cảm thấy rất khó chịu với rất nhiều biểu hiện, triệu chứng như: khó thở, ho, nôn, mệt mỏi…
Và những lúc như thế này, trẻ sẽ rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người lớn ở bên cạnh để giúp bé dễ dàng vượt qua được những tình trạng khó khăn như vậy.
Và chúng tôi biết rằng, mẹ cũng như nhiều chị em phụ nữ khác thường rất bận rộn với các công việc từ việc nội trợ trong gia đình đến việc kiếm tiền ngoài xã hội. Nhưng mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn để ở gần con trong lúc này nhé.
Hơn thế nữa, những tình cảm và sự vỗ về, động viên của mẹ có thể là “liều thuốc” quan trọng giúp bé cảm thấy an tâm hơn để chữa trị căn bệnh này. Điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ bị viêm phế quản.
Ngoài ra, mời mẹ cùng chúng tôi giải đáp thêm thắc mắc: Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa
Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh quan tâm, vỗ về trẻ
Vậy là Bảo Khí Nhi Plus đã cùng mẹ điểm danh được 6 điều cần thiết mà trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì để sớm khỏi bệnh. Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mẹ có thể trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức quan trọng. Chúc bé sẽ luôn khỏe mạnh và gặp nhiều điều tốt đẹp nhất nhé.