1. Trẻ viêm phổi có nên tắm không?
Viêm phổi là bệnh viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương như nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc virus tấn công vào cơ thể yếu ớt của trẻ.
Vậy khi trẻ bị viêm phổi có nên tắm không là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh.
Trẻ viêm phổi có nên tắm?
Một số mẹ cho rằng trẻ bị viêm phổi không nên tiếp xúc với nước vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng và lâu khỏi hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc không tắm cho trẻ khi trẻ bị viêm phổi là hoàn toàn sai lầm, nếu cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ cẩn thận sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị viêm phổi mẹ vẫn nên tắm cho trẻ bình thường để giúp cơ thể con sạch mồ hôi, khô thoáng dễ chịu hơn.
Điều mẹ cần hết sức lưu ý là phương pháp tắm và thời gian tắm như thế nào cho hợp lý.
2. Cách tắm cho trẻ bị viêm phổi
Mẹ nên chú ý nguyên tắc tắm và cách tắm cho bé hợp lý để hạn chế viêm phổi ở trẻ em chuyển biến xấu đi.
2.1. Nguyên tắc
Để tắm cho trẻ bị viêm phổi mà không gây ảnh hướng xấu tới tình trạng bệnh, các mẹ cần nhớ những nguyên tắc dưới đây:
- Thời gian tắm không quá lâu khoảng 5-10 phút
- Tắm ở nơi kín gió
- Chỉ nên tắm 2-3 ngày/lần
- Làm khô cơ thể bé ngay sau khi tắm
- Khi trẻ sốt cao không nên tắm.
>>> Xem thêm: Trẻ bị viêm phổi cần được nghỉ ngơi nơi kín gió, tránh nhiệt độ lạnh. Nhưng trong những ngày hè nóng nực thì điều hòa là thứ không thể thiếu. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ viêm phổi có nên nằm điều hòa tại bài viết "Góc giải đáp: Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa" mẹ nhé!
2.2. Tắm như thế nào?
Với cách tắm dưới đây không chỉ là vệ sinh cơ thể trẻ mà còn giúp trẻ giảm bớt được phần nào những triệu chứng viêm phổi đầy khó chịu như sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi,...
Trước khi tắm cho trẻ
- Mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ gồm chậu tắm sâu lòng một chút để có thể thả con ngập gần ngực luôn, xà bông, cốc nhựa, khăn lau, bỉm, quần áo sạch và chắc chắn rằng phòng tắm đủ kín, ấm áp để bé không bị nhiễm lạnh.
- Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé là khoảng 32 độ hoặc ấm hơn một chút. Khi tắm bằng nước ấm sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn đồng thời giúp trẻ giảm được một số triệu chứng như ho, khò khè, chảy nước mũi,…
- Bên cạnh việc tắm bằng nước máy thông thường mẹ có thể pha nước gừng giúp tăng hiệu quả giảm ho, giữ ấm cho trẻ: Giã gừng thật nhỏ, cho vào 1 bát nước sôi, để chừng 10 phút, sau đó pha cả gừng và nước gừng vào chậu nước ấm tắm cho bé.
Lau khô người cho bé ngay sau khi tắm
Trong khi tắm cho trẻ
- Trước khi đặt bé vào chậu nước ẩm, mẹ cần vệ sinh vùng kín cho bé trước.
- Khi bé đã ngồi vào chậu, thì phần cơ thể trẻ không ngập dưới nước, mẹ cần phủ bằng một chiếc khăn ấm, khi đã hết ấm cần thay bằng khăn khác.
- Hoặc tay mẹ cần liên tục vớt nước lên, tránh cho trẻ bị lạnh.
- Mẹ dùng tay mát – xa lưng và ngực cho bé. Khi thấy con có phản ứng ho thì mẹ đừng nên quá lo lắng bởi đó là dấu hiệu việc điều trị có tác dụng.
Sau khi tắm cho bé
- Nâng bé ra ngoài, đặt vào khăn lông và lau khô.
- Sau khi lau người cho bé, đội mũ, mặc quần áo và đóng bỉm cho bé. Mẹ chú ý không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, nên chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, thấm mồ hô để tránh việc bé ra nhiều mồ hôi, ẩm thấm ngược trở lại cơ thể gây cảm.
- Bạn có thể dùng tinh dầu tràm thoa dưới gan lòng bàn chân, trước ngực và sau lưng để giữ ấm cho bé.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “trẻ bị viêm phổi có được tắm không?” của các mẹ bỉm sữa trong khi chăm sóc bệnh nhi viêm phổi. Việc tắm cho trẻ bị viêm phổi tưởng chừng là đơn giản nhưng lại ảnh hưởng đến kết quả điều trị rất nhiều. Chính vì thế, mẹ cần thực hiện thật đúng phương pháp tắm như hướng dẫn ở trên.
Dược sĩ Thu Hương