1. Ho là gì?
Từ trước đến nay, các mẹ đều có “ác cảm” về ho nhưng thực chất ho là một phản xạ có điều kiện, một phản xạ tốt của cơ thể con người nhằm loại bỏ những dị vật, những chất bài tiết gây kích thích nằm trong đường hô hấp.
Ho thường xuất hiện đột ngột, có khi thỉnh thoảng bé mới có 1 vài tiếng ho, đôi khi là những tràng ho dài, liên tục, không nghỉ.
Ho thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ!
Vậy nguyên nhân gây do ở trẻ em là do đâu?
2. Nguyên nhân ho của trẻ
Ho là một triệu chứng có trong rất nhiều bệnh lý khác nhau, cùng “điểm danh” những nguyên nhân có thể gây ra ho cho trẻ nhé!
2.1 Cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp
Cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên hay dưới có một điểm chung là đều có thể gây ho cho trẻ. Tuy nhiên trong mỗi loại bệnh, ho lại có những tính chất khác nhau.
Ho do cảm lạnh thường là những cơn ho nhẹ và trung bình, trong khi đó cảm cúm mang đến những cơn ho có vẻ nhiều và nghiêm trọng hơn.
Nếu bé bị viêm phế quản hoặc viêm phổi thì những cơn ho sẽ được nâng lên một cấp độ mới. Hàng loạt các triệu chứng kèm theo như ho đờm, chảy nước mũi, sốt, …
Cảm lạnh, cảm cúm thường ho nhẹ và trung bình!
2.2 Trào ngược axit dạ dày
Nếu những cơn ho kéo đên liên tục, sau cơn ho thường khạc ra đờm nhầy màu trắng trong thì nguyên nhân có thể do trào ngực axit dạ dày.
Trào ngược axit dạ dày phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, những trẻ nhỏ thường có khả năng mắc phải cao hơn do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
2.3 Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh mãn tính, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và mức độ thường xuyên mắc phải những bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ho thì trẻ bị hen suyễn có một dấu hiệu đặc trưng đó là khó thở, thở khò khờ. Những triệu chứng này diễn ra rất đột ngột, đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Ngoài ho thì trẻ bị hen suyễn thường bị khò khè, khó thở!
2.4 Dị ứng
Ho do dị ứng thường là ho khan và ngứa cổ. Đôi khi ho do dị ứng là phản xạ có điều kiện, nhưng đôi khi ho do dị ứng lại là do trẻ bị ngứa cổ mà dặn thành tiếng ho.
Nguyên nhân gây dị ứng thường chưa thể xác định được rõ. Mẹ cần quan sát kỹ để có thể nhận ra những tác nhân có thể gây ra dị ứng cho trẻ.
2.5 Xơ nang
Xơ nạng là một bệnh bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Ho do xơ nang thường kèm theo đờm vàng hoặc xanh. Khi những dấu hiệu này xuất hiện có nghĩa bệnh đã ở thể nặng, và bé cần điều trị tích cực.
Ngoài ra xơ nang có những dâu shieeuj khác như viêm phổi tái phát, nhiễm trùng các xoang mũi và mặt, bé chậm tăng cân, mồ hôi có vị mặn.
3. Có những loại ho nào ở trẻ?
Mặc dù ho là triệu chứng “góp mặt” trong nhiều bệnh lý khác nhau nhưng điều trị ho chúng ta cần phân loại tính chất ho ở trẻ để có thể đẩy lùi cơn ho cho trẻ.
- Ho khan: Thường gặp ở những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng) hay cảm lạnh. Ho khan thường xuất hiện về đêm và sáng sớm, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ khó thích nghi với sự thay đổi đó.
- Ho có đờm: Ho có đờm là loại ho đặc trưng của nhiều bệnh. Những cơn ho được sinh ra để cố gắng tống đờm ra khỏi đường hô hấp của trẻ.
- Ho gà: Những triệu chứng của ho gà thường rất gần với cảm cúm, hay cảm lạnh. Những cơn ho diễn ra liên tục và thường vào ban đêm, trong những tiếng ho kèm theo tiếng rít. Trầm trọng hơn khi ho gà có thể kèm theo tình trạng khó thở, mặt, tay chân trẻ trở nên tím tái do thiếu ôxy.
Phân loại tính chất ho của trẻ để điều trị phù hợp!
4. Điều trị ho ho trẻ như thế nào?
Tuy ho là phản xạ có lợi cho cơ thể trẻ nhưng khi ho ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe thì mẹ cần “hành động” ngay để giảm ho cho trẻ nhé!
4.1 Thuốc điều trị ho cho trẻ
Tuy nhiên, mẹ đừng nóng vội mà tự ý đi mua thuốc giảm ho cho trẻ nhé. Bởi thuốc giảm ho chỉ là điều trị triệu chứng, điều trị bề nổi của vấn đề. Cần kết hợp thêm những thuốc điều trị nguyên nhân gây ra bệnh thì mới mong “chấm dứt” được cơn ho của trẻ.
Cùng “điểm qua” những loại thuốc giảm ho tốt nhất cho trẻ nhé!
- Methophan siro
- Thuốc ho Astex
- Autussin
- Siro Bezut
- Siro Bảo Thanh
- Siro Prospan
- Siro Eugica
- Siro Ích nhi
- Siro An Khái Hoa
- Siro Ho DTT
Thuốc giảm ho là điều cần thiết cho trẻ!
4.2 Các mẹo trị ho cho trẻ
Ngoài những thuốc trị ho trên thì những mẹo trị ho cũng đượ nhiều mẹ “săn lùng” bởi tâm lý sợ tác dụng phụ của thuốc:
- Tăng cường thời gian nghỉ ngơi cho bé. Hơn bao giờ hết đây là thời gian mà bé cần hồi phục lại sức khỏe thì mới có thể tự mình “chiến thắng” bệnh tật.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nhằm giảm độ quánh và nhớt của đờm.
- Tắm hơi giúp giảm nhanh cơn ho cho bé, mẹ sẽ thấy điều kỳ diệu khi nhỏ thêm dầu tràm vào chậu nước ấm tắm cho bé.
- Nếu bé nhà bạn đã hơn 1 tuổi thì bạn hoàn toàn có thể “xài” một chiêu hiệu quả đó là mật ong. Mật ong có thể kết hợp với chanh, lê, … để trở thành bài thuốc trị ho cho bé.
Mật ong – “Kháng sinh” điều trị ho thân thiện với trẻ em!
5. Khi nào cần đưa trẻ bị ho đi khám?
Ho ở thể nhẹ mẹ hoàn toàn có thể xử lý và theo dõi tại nhà, nhưng khi ho đi kèm theo những điều sau thì mẹ đừng chần chừ mà đưa bé đến ngay bác sĩ nhé!
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
- Trẻ thở khò khè.
- Ho đờm nhầy màu vàng, xanh, hoặc có màu nâu hồng như máu.
- Sốt trên 39 độ C với trẻ 3 – 6 tháng.
- Sốt 39,5 độ C khi trên trẻ 6 tháng tuổi.
- Trẻ có tiền sử bệnh về tim mạch, phổi mãn tính.
- Ho kèm theo nôn ói.
Khi nào cần đưa trẻ bị ho đi khám?
Ho dù ngắn ngày hay dài ngày thì cũng đều khiến cha mẹ đứng ngồi không yên. Hy vọng bài viết này đã cho mẹ cái nhìn đúng đắn nhất về ho và cách xử lý khi gặp phải từng loại ho cụ thể nhé!