1. Thế nào là ho kéo dài ở trẻ?
Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm loại đi những dị vật trong đường hô hấp. Tuy nhiên, đôi khi vì một vài lý do mà ho có thể kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Khi nào gọi là ho kéo dài?
Ho cấp tình thường chỉ diễn ra dưới 3 tuần. Nhưng với ho kéo dài thì thời gian kéo dài hơn.
Mốc thời gian để các bác sĩ nhi khoa đánh giá em bé của bạn bị ho kéo dài là 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi). Tỷ lệ này thấp hơn ở những trẻ lớn 6 – 10 tuổi.
Trẻ bị ho kéo dài
2. Nguyên nhân ho kéo dài ở trẻ là gì?
Như đã trình bày ở trên, ho là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh. Cùng liệt kê những nguyên nhân gây ra ho kéo dài ở trẻ:
2.1 Lao phổi
Nguyên nhân bạn cần nghĩ đến đầu tiên khi trẻ ho nhiều trên 4 tuần đó chính là lao phổi. Mặc dù đã được tiêm phòng lao từ rất sớm, nhưng trẻ vẫn có thể có khả năng mắc lao phổi, mẹ đừng vội loại trừ nguyên nhân này nhé!
Ngoài ho lâu ngay thì lao phổi còn mang đến nhiều triệu chứng khác nữa:
- Sốt nhẹ về chiều
- Đổ mồ hôi về đêm
- Mệt mỏi
- Chán ăn, sụt cân.
- Ho có thể kèm máu tươi.
Sốt nhẹ về chiều là triệu chứng của lao phổi
2.2 Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là triệu chứng của đường tiêu hóa, nhưng lại được biểu hiện bằng những triệu chứng của đường hô hấp.
Chính vì nguyên nhân này do cơ quan tiêu hóa nên cũng thường bị các mẹ bỏ sót. Ngoài ho thì trào ngược dạ dày thực quản cũng biểu hiện bằng những triệu chứng như:
- Nóng rát xương ức
- Ợ chua, ợ nóng.
- Khàn giọng, thay đổi giọng nói.
- Đau họng
- Ho nhiều về đêm
Tuy nhiên, trẻ cũng có thể không có triệu chứng rõ ràng như đã liệt kê ở trên, những triệu chứng ntrẻ cũng khó có thể diễn tả cho mẹ và cũng rất khó nhận ra ở trẻ.
2.3 Hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh mãn tính tuy nhiên với những trẻ em vẫn có thể mắc phải. Hen phế quản chưa các xác định được nguyên nhân chính xác nhưng yếu tố cơ địa của trẻ được “nghi ngờ” hơn cả.
Đặc trưng của hen phế quản không chỉ là ho kéo dài mà còn là khò khè, khó thở, thở nhanh và gấp. Những triệu chứng này thường “ghé thăm” về đêm và sáng sớm.
Hen phế quản cũng dẫn đến ho kéo dài ở trẻ
2.4 Ho do nhiễm trùng đường hô hấp
Ho trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hay viêm phế quản phổi. Nhưng theo thống kê những bệnh hô hấp này thường chỉ gây ho trong khoảng 3 tuần.
Khi gặp những nguyên nhân dưới đây thì những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp này có thể kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc ho kéo dài hơn:
- Điều trị không triệt để
- Kháng kháng sinh
- Bội nhiễm: nhiễm cả vi khuẩn và vi rút.
- Suy giảm sức đề kháng ở trẻ.
- Nhiễm trùng đường hô hấp có biến chứng.
2.5 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn màn tính thường xảy ra ở người lớn, những người tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ trẻ em mắc phải căn bệnh này.
Mặc dù đây là nguyên nhân ít có khả năng trẻ mắc phải, nhưng mẹ cũng đừng loại trừ để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!
2.6 Giãn phế quản
Ho có đờm lâu ngày, có thể ho ra máu, khó thở, … là những triệu chứng điển hình của giãn phế quản. Giãn phế quản thường là biến chứng của những bệnh đường hô hấp như lao phổi.
2.7 Ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh không ai muốn nhắc đến nhưng khi cần liệt kê đầy đủ những nguyên nhân gây ho kéo dài thì vẫn cần phải nhắc đến.
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân thì ung thư phổi có thể là “thủ phạm” gây ra hiện tượng này. Ngoài ra ho còn kèm theo khạc ra máu, gầy sút cân nhanh chóng.
3. Khi nào cần đưa trẻ bị ho kéo dài đến bác sĩ
Muốn điều trị ho kéo dài tốt nhất cho trẻ thì đâu tiên trẻ cần được xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Điều này là rất quan trọng đối với những trường hợp:
- Ho không rõ nguyên nhân
- Ho kèm theo khò khè, khó thở.
- Ho ra máu
- Sút cân nhanh, không rõ nguyên nhân
- Ho kéo dài trên 4 tuần dù bất cứ nguyên nhân nào
- Ho kéo dài ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân gây ho kéo dài
4. Cách trị ho kéo dài cho trẻ
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra ho kéo dài thì việc cần làm của mẹ để trị ho kéo dài cho trẻ là:
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ
- Trị tận gốc nguyên nhân gây ra ho lâu ngày ở trẻ.
- Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng
- Tích cực cho trẻ bé mẹ càng nhiều càng tốt.
- Vệ sinh răng miệng và họng cho trẻ thường xuyên
- Giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ.
Ho kéo dài ở trẻ em rõ ràng rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng bài viết trên đây đã cập nhật những kiến thức cần thiết nhất cho mẹ về vấn đề này.