Làm gì khi bé bị viêm phế quản nặng, không ho, nôn trớ, đi ngoài và không chịu ăn?

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Bé đang bị viêm phế quản nặng nhưng lại có dấu hiệu không ho, nôn trớ, đi ngoài, khó thở và không chịu ăn khiến mẹ rất bối rối và lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho bé qua bài viết sau đây

trẻ viêm phế quản nặng, không ho, nôn trớ, đi ngoài, khó thở

Trẻ viêm phế quản nặng, không ho, hay nôn trớ, đi ngoài, khó thở

Bé bị viêm phế quản nhưng không ho có sao không?

Ho là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản nói chung, tuy nhiên khi bé bị viêm phế quản nhưng không bị ho thì có thể bệnh đang ở giai đoạn nhẹ nên các triệu chứng còn chưa biểu hiện rõ ràng. Trường hợp này mẹ cần chú ý theo dõi tiến triển bệnh của con để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cũng có thể bé đang bị viêm dẫn đến sưng đau vùng họng nên biểu hiện ho không rõ ràng và ít. Mẹ có thể cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu vùng họng và vệ sinh bằng nước muối sinh lý, lưu ý giữ ấm vùng cổ và ngực mỗi lần cho trẻ ra ngoài hoặc khi trời lạnh.

Bé bị viêm phế quản không chịu ăn phải làm sao?

Đây là hiện tượng bình thường khi trẻ bị viêm phế quản do cơ thể trẻ đang khó chịu, mệt mỏi, hơn nữa việc có đờm ở cổ họng cũng khiến trẻ khó thở, khò khè không muốn ăn.

Lúc này mẹ cần tìm cách loại đờm cho trẻ như đã nêu ở trên. Mẹ cũng có thể thực hiện một số cách chăm trẻ biếng ăn như: chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt để trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa.

Xem thêm: Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm phế quản

Bé bị viêm phế quản hay nôn trớ phải làm gì?

Bé đang viêm phế quản thì cổ họng sẽ bị sưng đau, viêm gây khó chịu, ngứa và nóng rát khiến trẻ hay nôn trớ, tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng vì nôn trớ cũng góp phần giúp trẻ tống đờm ra ngoài.

Nhưng nếu trẻ nôn trớ nhiều thì cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đi khám, đồng thời bổ sung nước cho trẻ vì khi nôn trẻ sẽ bị mất nước.

Mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ nước gừng và mật ong cũng giúp làm trẻ giảm nôn trớ trong viêm phế quản rất hiệu quả.

Bé đi ngoài khi bị viêm phế quản, cha mẹ phải làm sao?

Với những bé còn nhỏ chưa biết khạc nhổ đờm ra ngoài, khi mẹ dùng các biện pháp long đờm trẻ thường nuốt đờm xuống đường tiêu hóa. Đờm (đàm) nhớt thường mang theo rất nhiều vi khuẩn, vi rút vì thế khi đi xuống hệ tiêu hóa của trẻ sẽ gây tiêu chảy, có thể kèm theo sốt cao.

Khi bé bị viêm phế quản, nhiều phụ huynh thường tự ý mua kháng sinh cho con uống dẫn đến hệ vi khuẩn đường ruột của con bị ảnh hưởng dẫn đến tiêu chảy. Lúc này cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý.

Mẹ cũng cần lưu ý bổ sung nước và chất điện giải kịp thời cho con, nếu con bị đi ngoài nặng và thường xuyên thì cần bổ sung nước cho trẻ.

trẻ viêm phế quản bị đi ngoài

Trẻ viêm phế quản bị đi ngoài

Bé bị viêm phế quản nặng phải làm gì?

Bé bị viêm phế quản cấp, nếu không điều trị kịp thời thì sau một tháng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và có thể tái nhiều lần dẫn đến viêm phế quản mạn tính.

Mẹ cần kết hợp cả phương pháp điều trị bằng tây y và chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng đông y, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên thấy con thuyên giảm triệu chứng mà ngay lập tức dừng thuốc.

Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là những triệu chứng có thể gặp khi bé bị viêm phế quản và cách giải quyết, hy vọng là những thông tin trên đã giúp mẹ phần nào trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con.

Dược sĩ Ngọc Mai

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến