1. Cháo hành
Có thể ngay khi vừa nghe thấy cái tên “cháo hành” thì nhiều mẹ sẽ mỉm cười và cảm thấy rất thân quen rồi đúng không nào? Nhưng đây cũng là món cháo rất ngon miệng với những trẻ đang giảm cảm giác thèm ăn, đang chán ăn như trẻ bị viêm phế quản.
Cháo hành tốt cho trẻ bị viêm phế quản
Không những vậy, hành có trong món ăn này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng cho trẻ bị viêm phế quản (sốt cao, đầy bụng). Cụ thể là theo quan điểm của đông y, hành có vị cay, tính ôn, giải biểu, ôn thận và có tác dụng chữa cảm sốt, kích thích tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cho thêm một vài lát gừng và một vài lá tía tô để tăng cường tác dụng ra mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh
Vậy thì còn chần chừ gì nữa, mẹ hãy cùng Bảo Khí Nhi bắt tay ngay vào thực hiện món ăn này thôi nhé:
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo: 1 bát gạo.
- Trứng gà ta: 2 quả.
- Hành, tía tô, gừng.
- Gia vị: muối, bột canh
- Rửa sạch hành, tía tô, gừng thái từng sợi. Mẹ có ngâm gạo trong nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút trước khi nấu để giúp gạo mềm hơn.
- Bỏ gạo vào nồi và thêm nhiều nước, tiến hành hầm.
- Đập trứng ra bát nhỏ, đánh tan trứng.
- Khi cháo gần được, mẹ đổ trứng gà vào nồi cháo và khuấy đều tay để trứng gà tan đều vào cháo.
- Khi cháo đã chín, mẹ thêm hành lá, tía tô và gừng cho dậy mùi. Đồng thời, mẹ cùng cần cho thêm gia vị vừa miệng của trẻ nhé.
Mẹ nên cho trẻ ăn cháo hành lúc còn nóng và không còn lo lắng, phân vân không biết bé bị viêm phế quản nên ăn gì đúng không nào? Tuy nhiên, người lớn cũng không nên cho trẻ ra nhiều mồ hôi hoặc nóng trong người ăn cháo hành vì sẽ gây tác dụng ngược lại, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
2. Cháo bí đao, thịt băm
Thêm một món cháo khác mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ bị viêm phế quản đó chính là cháo bí đao, thịt băm.
Mẹ có biết tại sao cháo bí đao, thịt băm lại rất cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản không? Tất cả nằm ở những lợi ích mà cháo bị đao, thịt băm đem tới cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này.
Theo y học cổ truyền thì quả bí đao có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu. Đối với trẻ đang bị sốt thì những công dụng này của quả bí đao thật sự rất cần thiết.
Không chỉ có vậy, thịt băm với hàm lượng protein cao giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé vượt qua được tình trạng viêm phế quản một cách dễ dàng hơn.
Đúng là rất tuyệt vời đúng không mẹ nhỉ? Để thực hiện cháo bí đao, thịt băm thì mẹ có thể thực hiện với cách như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu:
- Gạo: 1 bát nhỏ
- Thịt lợn băm: 1 lạng
- Bí đao: 200 gam
- Sơ chế các nguyên liệu:
- Vo gạo 1 lần, ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút.
- Rửa sạch thịt lợn, xay nhuyễn.
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, xát nhỏ vừa đủ cho trẻ ăn.
- Cho gạo vào nồi hầm, đổ lượng nước vừa phải.
- Sau 10 phút, thêm thịt băm vào cháo và đun kĩ. Tiếp theo đó, thêm bí đao và đun chín.
- Thêm một chút gia vị cho vừa miệng của trẻ và tắt bếp.
Cách làm món này cũng rất đơn giản mẹ nhỉ? Mẹ có thể thử và cho bé ăn nhé. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo thêm một số gợi ý chi tiết về một số món ăn phù hợp cho trẻ bị viêm phế quản thông qua bài viết: Các món ăn cho trẻ bị viêm phế quản
Cháo bí đao, thịt băm là lựa chọn tốt cho trẻ bị viêm phế quản
3. Cháo hạnh nhân
Món cháo tiếp theo mà Bảo Khí Nhi Plus muốn giới thiệu với tất cả các mẹ đang rất băn khoăn trong việc nấu cháo gì cho trẻ bị viêm phế quản đó chính là cháo hạnh nhân.
Từ xa xưa đến nay, hạnh nhân là một trong những loại dược liệu cực kỳ nổi tiếng trong việc kích thích tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng đầy bụng và cũng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ bị viêm phế quản đang có sức khỏe suy giảm.
Bên cạnh đó, hạnh nhân còn giúp làm thông đường thở, giúp làm giảm triệu chứng cho trẻ bị viêm phế quản.
Vậy thì mời các mẹ hãy cùng thực hiện ngay thôi nào.
- Trước tiên, hãy chuẩn bị nguyên liệu mẹ nhé. Nguyên liệu cũng rất đơn giản, bao gồm:
- 100 gam gạo tẻ.
- 20 gam hạt hạnh nhân sống.
- Gia vị
- Vo gạo và ngâm khoảng 15 phút trước khi nấu.
- Rửa sạch hạnh nhân và nghiền nhỏ hạt hạnh nhân.
- Cho đồng thời cả gạo và hạnh nhân vào nồi, thêm một lượng nước và đủ. Sau đó, mẹ đặt lên bếp và nấu chín sao cho cả gạo và hạnh nhân được mềm nhừ.
- Khi cháo và hạnh nhân gần chín thì mẹ cho thêm gia vị cho vừa miệng.
4. Cháo rau diếp cá
Bật mí cho mẹ thêm một món cháo cũng rất tốt cho trẻ bị viêm phế quản nữa đây, đó chính là cháo rau diếp cá.
Diếp cá chính là một loại thảo dược có vị chua, mùi tanh của cá, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Do có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm tốt nên đã từ lâu nhân dân ta đã sử dụng diếp cá trong việc điều trị viêm phổi, viêm phế quản hoặc để cải thiện chức năng hô hấp.
Và một cách đơn giản để mẹ có thể ứng dụng những tính chất tuyệt vời này của rau diếp cá để cải thiện sức khỏe cho trẻ bị viêm phế quản đó là mẹ có thể nấu cháo bằng cách như sau:
- Chuẩn bị: rau diếp cá 30g, gạo lứt 50g.
- Rửa sạch rau diếp cá.
- Cho gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu thành cháo.
- Khi gần được, thêm rau diếp cá vào trong nồi. Ngoài ra, mẹ có thể thêm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn nhé.
>>> ĐỪNG BỎ QUA lời giải đáp chi tiết: Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?
5. Cháo gà
Từ xưa tới nay, thịt gà vốn là loại thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rất thích hợp sử dụng cho những người có sức khỏe yếu, điển hình là trẻ đang mắc bệnh viêm phế quản.
Trong thịt gà, có chứa các chất dinh dưỡng rất “quý giá” như: protein, lipid, beta-carotene, vitamin B6… giúp tăng cường trao đổi, kích thích hệ miễn dịch giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Có nhiều cách để chế biến cháo gà cho bé, mẹ có thể tham khảo cách làm như sau nhé:
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Một con gà khoảng 1 – 1.5kg. Mẹ nên chọn gà còn khỏe, không bị mắc bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và chế biến được thơm ngon nhất.
- Gạo: 200g
- Hành lá, tía tô.
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối.
- Sơ chế:
- Vo gạo, ngâm gạo trước khi nấu khoảng 30 phút.
- Làm sạch gà, rồi cho vào luộc chín. Vớt gà và để nguội, xé nhỏ thịt gà, tách rời xương gà.
- Rửa sạch rau thơm, để ráo nước.
- Cho gạo vào nồi và đun cùng với thịt gà đã xé nhỏ, xương gà cho đến khi gạo và thịt gà nhừ.
- Loại bỏ xương gà ra ngoài, thêm chút gia vị cho vừa miệng.
- Thêm chút rau thơm: hành lá, tía tô cho món cháo có mùi thơm hấp dẫn.
Sau đó, mẹ múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức nhé. Một điều cần lưu ý đó chính là cháo gà thường sau khi múc ra thường rất nóng, do đó mẹ cần để cháo thật nguội mới cho bé ăn để tránh bị bỏng miệng.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các mẹ có thêm nhiều gợi ý về trẻ đang bị viêm phế quản nên ăn cháo gì để giúp bữa ăn của trẻ thêm phần đa dạng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc bé sẽ sớm vượt qua căn bệnh này và hay ăn, chóng lớn nhé!