1. Vì sao trẻ bị viêm phế quản lại sốt cao?
Ở trẻ em, thường hay gặp nhất là viêm phế quản cấp tính với các triệu chứng điển hình như: ho, sốt, khó thở,…
Sốt là một trong các triệu chứng hay gặp nhất khi trẻ bị viêm phế quản. Đây là một cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thế nhằm chống lại các tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản.
Sốt là triệu chứng hay gặp nhất khi trẻ bị viêm phế quản
Sốt giúp tạo điều kiện thuận lợi giúp cơ thể trẻ để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn: Giúp tăng thân nhiệt cơ thể, làm cho hệ miễn dịch tăng cường hoạt động, tăng thực bào, tăng sản xuất và tiết các kháng thể. Bên cạnh đó, sốt còn làm giảm lượng sắt có trong máu khiến vi khuẩn không nhân lên được.
Khi bé bị viêm phế quản, bé thường sốt 38 – 39oC, có khi lên đến 40oC và sau đó, sốt sẽ giảm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi rút mà sốt viêm phế quản ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau.
Ba mẹ dùng nhiệt kế đo nhiệt độ con khi con sốt do viêm phế quản
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao kéo dài sau viêm phế quản ở trẻ như:
- Bé bị viêm phế quản cấp do đã có tiền sử bị các bệnh về hô hấp mạn tính: phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản.
- Trẻ bị viêm phế quản kèm viêm mũi, viêm xoang.
- Vi khuẩn gây viêm phế quản kháng thuốc kháng sinh.
- Trẻ không bị viêm phế quản cấp mà bị các bệnh khác có triệu chứng (ho, sốt, khò khè, khó thở) tương tự: lao phổi, tràn dịch màng phổi, ung thư phổi,… Do xác định nguyên nhân sai nên chưa có phương pháp điều trị thích hợp nên triệu chứng sốt vẫn tiếp tục kéo dài.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ viêm phế quản bị sốt cao
Sốt cao và co giật.
Đó là nỗi lo chung của những mẹ có con bị viêm phế quản sốt cao.
Nhưng không phải lúc nào sốt cao ở trẻ bị viêm phế quản phải quá lo lắng. Trẻ bị sốt cao nhưng vẫn linh hoạt và vui chơi bình thường thì mẹ vẫn có thể chăm sóc bé tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mặc dù, trẻ bị sốt hơn 410C có nguy cơ co giật và tổn thương não.
Tuy nhiên, nếu trẻ viêm phế quản bị sốt nhiều ngày, bạn nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trẻ viêm phế quản sốt cao có thể đến 39, 40 độ, lúc này trẻ có thể bị có giật và ảnh hưởng đến não bộ. Khi thấy con có hiện tượng co giật mẹ càn bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn cần đặt trẻ nằm nghiêng, không được để đầu trẻ gập để đường thở của trẻ có thể được thông thoáng và trẻ không nuốt phải đờm rãi.
- Vẫn với tư thế nằm nghiêng này, bạn hãy nới lỏng quần áo cho trẻ.
Khi trẻ bị co giật do sốt viêm phể quản, cần nhanh chóng đặt trẻ nằm nghiêng
- Mở cửa và dọn bớt đồ đạc xung quanh, tạo sự thông thoáng để hạ bớt nhiệt độ không khí xuống.
- Chú ý không cố gắng nhét vật gì vào miệng trẻ với mục đích ngăn trẻ không cắn vào lưỡi. Làm như vậy rất nguy hiểm có thể làm trẻ bị hóc, khó thở. Không cố gắng giữ tay chân trẻ. Hãy đợi trẻ qua cơn co giật, sau đó nhẹ nhàng bế trẻ lên và đưa đến bệnh viện.
- Khi trẻ đã qua cơn co giật, nếu trẻ còn tỉnh táo có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hạ sốt cho trẻ bằng viên đặt trực tràng. Chú ý, không cho trẻ uống thuốc khi đang lên cơn co giật vì như thế nguy cơ cao trẻ sẽ bị sặc.
Co giật ở trẻ nếu mẹ không có cách thức xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với trẻ.
Vì thế, một lời khuyên cho mẹ, là trẻ có biểu hiện gì bất thường, tốt nhất không nên tự điều trị tại nhà, bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để có được cách cách chữa trị viêm phế quản và nhận được những lời khuyên chăm sóc trẻ của bác sĩ.
- Uống đủ nước. Bên cạnh đó, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cần cho bú nhiều hơn. Có thể cho trẻ uống oresol để bù lượng nước và điện giải bị mất do sốt. Ngoài ra, có thể bù nước cho trẻ thông qua các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… hoặc nước hoa quả.
Cho bé uống đủ nước khi bị sốt do viêm phế quản
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Một số loại thảo dược có tác dụng củng cố hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh như tỏi, gừng, nghệ, húng chanh, Cỏ xạ hương… Đặc biệt, khi trẻ bị viêm phế quản, húng chanh và cỏ xạ hương là hai loại thảo dược dễ tìm và mang lại hiệu quả tốt nhất. Các loại thảo dược này đã được chứng minh là có tác dụng tốt đối với các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
Sốt là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Sốt ở mức độ vừa phải có tác dụng tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ viêm phế quản sốt cao kéo dài nhiều ngày lại là tình trạng nguy hiểm, cần phải có các biện pháp hạ sốt và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.