Cách trị ho sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất
Cách trị ho, sổ mũi cho trẻ bằng thuốc Tây y
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thuốc, đặc biệt là thuốc ở dạng siro, cốm sử dụng các hoạt chất tân dược sử dụng cho bé bị ho sổ mũi.
Các hoạt chất tân dược hay được sử dụng để điều trị ho cho trẻ như:
Trong trường hợp trẻ ho có đờm, ho để tống đờm ra khỏi họng, ta không nên sử dụng các thuốc ức chế ho cho trẻ, mà chỉ nên cho trẻ dùng các loại thuốc tiêu đờm, làm loãng đờm, và cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ hết đờm, sẽ hết ho.
Các thuốc tiêu đờm thường được sử dụng cho trẻ như: acetylcystein, bromhexin, ambroxol, Carbocistein, Oxomemazine. Nhóm thuốc này có khá nhiều nhược điểm như: phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày, có thể gây loét dạ dày. Acetylcystein không dùng được cho trẻ có tiền sử hen, trẻ có nguy cơ phản ứng co thắt phế quản.
- Các thuốc trị ho: Dextromethophan, thuốc kháng histamin gây buồn ngủ - hiện nay ít được sử dụng như: Alimemazine (Trimprazine). Dextromethorphan không được sử dụng cho trẻ bị hen, sử dụng thận trọng với trẻ bị dị ứng. Trẻ em dưới 6 tuổi không dùng vì trẻ có thể bị ức chế hô hấp, ngưng thở. Thuốc kháng histamin sẽ làm trẻ buồn ngủ, chán ăn…
- Các thuốc long đàm và làm dịu cơn ho: Guaifenesin (Glyceryl Guaiacolate): Giúp giảm độ nhày của đàm nhớt, làm dễ khạc đàm. Trẻ em dưới 6 tuổi không được dùng.
Với triệu chứng sổ mũi, có các loại thuốc trị sổ mũi cho bé như:
- Các thuốc chống dị ứng: đa số là các thuốc kháng histamin như loratadin.
- Thuốc co mạch: đa số là các thuốc dạng xịt ngoài: naphtazolin, xylometazolin – không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
- Nhóm thuốc kháng sinh: hay được dùng như cefaclor, augmentin, zinnat... Chủ yếu có tác dụng giảm tiết dịch, giảm chảy nước mũi, giảm sổ mũi.
- Các thuốc corticoid, đa số là sử dụng dạng xịt hoặc dạng nhỏ
Nhược điểm chung của các thuốc tây y là không được tự ý sử dụng cho trẻ, không nên tự ý cho trẻ dùng một loại thuốc nào mà không có chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này cũng khá bất cập, đặc biệt cần tuân thủ chặt chẽ ở 2 nhóm thuốc kháng sinh và corticoid.
Vì vậy, nên có khá nhiều phương pháp sử dụng thảo dược để đẩy lùi tình trạng ho, sổ mũi cho bé.
Sử dụng thảo dược để điều trị ho, sổ mũi cho trẻ tại nhà
Phương pháp sử dụng các loại tinh dầu, điển hình là tinh dầu tràm cũng giúp điều trị ho, sổ mũi cho trẻ.
Một cách hiệu quả hơn là sử dụng một số thảo dược có sẵn và có tác dụng tốt vs đường hô hấp của bé như: húng chanh, tỳ bà diệp.
Húng chanh không chỉ là một gia vị mà còn là loại cây có tác dụng tốt trong việc chữa ho cho bé, thành phần cảu húng chanh đa số là tinh dầu, trong đó nổi lên là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt, giúp gảm ho cho bé. Trong lá húng chanh còn có colein, một chất có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn, nhất là vi khuẩn ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột, sẽ giúp giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp gây viêm.
Bên cạnh đó, Tỳ bà diệp cũng là một thảo dược dân gian có thành phần tinh dầu, saponin, đây là 2 thành phần đều có tác dụng thanh phế, giảm ho hiệu quả và làm loãng đờm.
Một sản phẩm nổi bật là “Bảo khí nhi plus”, có sự phối kết hợp của lá húng chanh và tỳ bà diệp, hai thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị ho, sổ mũi và các vấn đề khác ở đường hô hấp cho bé, ngoài ra cũng có thêm các thành phần có tác dụng tốt khác như: Cỏ xạ hương và Bách bộ, giúp đẩy lùi các triệu chứng: đờm, ho, khó thở; viêm phế quản; viêm phổi; hen (suyễn).Tăng cường sức khỏe đường hô hấp, giảm tái phát viêm hô hấp trẻ em.
Ngoài các phương pháp dử dụng thuốc và thảo dược, cha mẹ cũng cần chú ý tới vấn đề vệ sinh đường hô hấp, giữ ấm đường hô hấp cho trẻ, vệ sinh môi trường xung quanh và bổ sung chế độ ăn uống cho con hợp lý, tăng cường các vitamin C,B giúp con tăng cường sức đề kháng, tập cho con các thói quen tập luyện dẻo dai và có thời gian vui chơi, ngủ nghỉ hợp lý
Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho ba mẹ các cách điều trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả. Ba mẹ có thể chọn lựa các sản phẩm tốt nhất cho con yêu của mình để hệ hô hấp của bé luôn khỏe mạnh
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe và mau lớn.
Dược sĩ Thùy Linh