Bé bị sổ mũi lâu ngày ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ
1. Nước mũi của trẻ xuất hiện khi nào?
Bạn biết không:
"Sổ - Mũi - Chính - Là - Một - Cách - Để - Giúp - Bảo - Vệ - Cơ - Thể - Trẻ chống lại những tác động xấu từ môi trường bên ngoài."
Ngay cả khi trẻ không bị bệnh, trong mũi trẻ bao giờ cũng được phủ một lớp chất nhầy có tác dụng làm ẩm không khí đi qua mũi, giữ lại những bụi bẩn, vi khuẩn rồi tống xuống họng nhờ lớp lông mao trong mũi.
Nếu mầm bệnh vượt qua được lớp nhầy thì trẻ sẽ bị bệnh.
Và khi này hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ hành động để tiêu diệt các mầm bệnh này đồng thời báo tin cho các tế bào trong mũi tạo ra nhiều chất nhầy hơn để làm sạch và rửa trôi đi những vi khuẩn, virus có hại khác.
Hiểu được cơ chế hình thành sổ mũi để trị sổ mũi cho trẻ
Khi lượng chất nhầy ngày càng gia tăng, khoang mũi của trẻ tất nhiên sẽ chứa đầy loại chất lỏng dư thừa này khiến chúng tràn qua lỗ mũi va tạo thành hiện tượng sổ mũi.
Và cũng theo đó, khi cơ thể trẻ xóa sổ được các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch của trẻ cũng không còn vất vả với công việc này nữa và lớp chất nhầy này dần sẽ quay trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống miễn dịch không thực sự tuyệt vời đến mức luôn đúng khi nào nên tắt lại sự báo tin này hoặc là nhận biết đúng các tế bào mà nó phải tấn công. Hoạt động quá tích cực hoặc phản ứng sai sẽ dẫn tới tình trạng như dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ.
2. Màu sắc nước mũi của trẻ nói lên điều gì?
Trẻ bị sổ mũi là một cách để cơ thể trẻ báo cho bạn biết rằng trẻ đang bị ốm.
Và màu sắc cùng độ đặc loãng của nước mũi sẽ giúp bạn biết được điều gì đó đang diễn ra bên trong cơ thể của trẻ.
Vì thế, hãy chú ý đến điều này nhé!
2.1. Nước mũi trong
Sổ mũi trong và lỏng là một tín hiệu tốt bởi có thể trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu số lượng nước mũi tăng mạnh và trẻ sổ mũi thì đây có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc cảm lạnh, cảm cúm nhất là khi có kèm thêm các triệu chứng ngứa mũi và hắt xì.
Sổ mũi trong và dày là dấu hiệu của trẻ bị dị ứng mãn tính.
2.2. Nước mũi màu trắng, đục
Đó là bởi độ ẩm trong mũi bị mất cân bằng khiến chất nhầy trở nên đục hơn.
Lúc này, thiên thần nhỏ của bạn có thể đã bị cảm lạnh.
2.3. Nước mũi màu vàng
Khi nước mũi của trẻ chuyển sang màu vàng có nghĩa là cơ thể trẻ đang chiến đấu với tác nhân gây bệnh nào đó như vi trùng hoặc virus.
Một khi bị các tế bào bạch cầu tiêt diệt, xác của chúng sẽ biến thành màu vàng và lẫn vào trong dịch nước mũi.
Đó là lí do tại sao nước mũi của trẻ lại có màu vàng.
2.4. Nước mũi màu xanh
Đó là bởi hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động mạnh mẽ hơn để chống lại tác nhân gây hại bằng cách gửi các tế bào bạch cầu trung tính đổ xô đến khu vực này mà những tế bào này lại chứa một loại enzym có màu xanh lục và với một số lượng lớn. Khi đó, chúng sẽ làm biến màu chất nhầy.
Có thể bạn đã từng nghe rằng sổ mũi màu vàng hoặc màu xanh lá cây là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn. Nhưng quan niệm này không hề chính xác, đôi khi nước mũi có những màu sắc này lại là do nguyên nhân từ virus gây bệnh bạn nhé.
Và nếu thấy bé bị sổ mũi mà thò lò nước mũi xanh đã quá 10 ngày thì bạn hãy nhanh chóng cho trẻ điều trị kịp thời để tránh biến chứng sang một số bệnh khác.
>>> Không nên chủ quan khi trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài!!! Để hiểu tất tần tật mọi điều về tình trạng sổ mũi xanh ở trẻ, click ngay tại Trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài.
2.5. Nước mũi màu hồng, đỏ hoặc nâu
Sở dĩ nước mũi của trẻ có màu hồng hoặc màu đỏ là do máu thấm vào chất nhầy.
Còn nước mũi có màu nâu là khi máu khô còn sót lại trong mũi. Nguyên nhân là do các mao mạch máu mũi bị vỡ hoặc bị tổn thương.
Hiện tượng chảy máu mũi có thể là do niêm mạc mũi quá khô nên bị nứt nẻ làm máu sẽ lẫn vào chất nhầy hoặc cũng có thể là do một tác động cơ học nào đó như xì mũi, ngoáy mũi quá mạnh…
Một lượng máu nhỏ trong chất nhầy của trẻ sẽ không có gì đáng lo ngại nhưng nếu đó là một lượng lớn thì hãy gọi cho bác sĩ của trẻ ngay nhé.
Tuy nhiên, đôi khi màu sắc này lại chỉ đơn giản là do trẻ hít phải thứ gì đó có màu sắc như bụi bẩn, thuốc hít hoặc ớt bột làm mất đi cái màu vốn có của chất nhầy.
2.6. Nước mũi màu đen hoặc xám
Nước mũi có màu đen có thể trẻ đã bị nhiễm nấm.
Mặc dù không phổ biến nhưng những trẻ có hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc đang bị tổn thương sẽ dễ bị loại bệnh này.
3. Đoán bệnh qua màu sắc nước mũi của trẻ
Những bệnh tật ở trẻ được đặc trưng bởi màu sắc khác nhau của nước mũi.
Chẩn đoán bệnh qua màu sắc nước mũi trẻ bị sổ ra
Tuy nhiên, để biết chính xác trẻ bị số mũi là bị bệnh gì cùng cách trị sổ mũi cho bé, bạn nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
4. Trẻ bị sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Hầu hết ở giai đoạn đầu đời trẻ hay ốm vặt và phổ biến nhất là trẻ bị sổ mũi.
Tất nhiên là nhiều trường hợp sổ mũi ở trẻ không đáng lo ngại và thường sẽ tự khỏi nhưng cũng không ít trường hợp nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều Hậu Quả Khó Lường.
Trước hết, sổ mũi kéo dài sẽ khiến cho trẻ cảm giác khó thở, ngủ không yên giấc, mệt mỏi, uể oải rồi ăn cũng không ngon.
Với những đứa trẻ nhỏ hơn, dưới 3 tháng tuổi thì sổ mũi, nghẹt mũi còn ảnh hưởng hơn nhiều bởi khi này các bé chủ yếu thở bằng bụng, mũi lại rất nhỏ và cũng chưa có ý thức xì mũi ra ngoài nên chỉ cần là sổ mũi đơn giản thôi cũng có thể khiến bé khò khè, khó thở, bỏ bú, quấy khóc,...
Sổ mũi kéo dài còn khiến các niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, dẫn tới viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí là nhiều biến chứng tai mũi họng nguy hại hơn khác, nhất là khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài.
5. Cách chữa trị sổ mũi tại nhà cho trẻ nhỏ
Là trẻ con mà, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên dường như dăm ba bữa bạn lại thấy trẻ có các biểu hiện như: tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, hắt hơi, sổ mũi. Và bà mẹ nào cũng thế thôi, lo lắng rồi nhào nhào sốt sắng đi tìm mua thuốc kháng sinh để chữa trị cho con mình.
Nhưng bạn biết không, không phải đứa trẻ nào bị sổ mũi cũng cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh đâu.
- Nếu trẻ bị sổ mũi do virus thì bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Đừng vội mua kháng sinh cho trẻ nhé.
- Thuốc kháng sinh chỉ có thể giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh với điều kiện nó là vi khuẩn, chứ với virus kháng sinh cũng sẽ bó tay thôi.
Còn thế nào là trẻ bị sổ mũi do vi khuẩn hay virus thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ của trẻ để được chuẩn đoán chính xác nhất nhé.
Đừng tự ý trở thành “bác sĩ phán bệnh” của trẻ những lúc này, bởi kháng sinh dùng sai cách sẽ trở thành mũi dao chĩa ngược lại sức khỏe của trẻ đấy, không những không trị được nguyên nhân gây bệnh mà tự nhiên trẻ còn phải hứng chịu các tác dụng phụ của thuốc, và nghiêm trọng hơn là kháng thuốc ở những lần điều trị tới.
Với những đứa trẻ sổ mũi, trước hết bạn hãy giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn bằng cách loại bỏ bớt dịch nhầy tràn đầy trong mũi trẻ nhờ rửa mũi với nước muối sinh lý cho trẻ. Và một lưu ý nhỏ là, bạn cũng không nên rửa quá thường xuyên, quá sạch bởi như thế bạn sẽ rửa sạch các tác nhân gây bệnh nhưng đồng thời rửa sạch luôn cả một số chất bảo vệ có trong khoang mũi của trẻ đấy.
Và để giảm để sự khó chịu cho bé sổ mũi, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa sổ mũi cho trẻ như cho trẻ xông nước gừng, chườm tai và mũi, vỗ lưng cho trẻ, gối đầu cao khi trẻ ngủ...
Những trẻ bị sổ mũi nặng hơn thì cần dùng đến các thuốc theo như sự chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng histamin – những thuốc ức chế hoạt động của histamin như loratadin, desloratidin,…
- Thuốc có tác dụng tới mạch máu niêm mạc mũi, làm giảm lưu lượng máu đến khu vực này và như thế trẻ sẽ giảm sự tiết chất nhầy mũi hơn như naphazolin.
Trẻ sổ mũi lâu ngày cần được khám và chẩn đoán nguyên nhân
Nếu tình trạng sổ mũi kéo dài do các bệnh lý viêm hô hấp cấp và mạn tính ở trẻ kéo dài lâu ngày thì mẹ có thể tìm đến những sản phẩm thảo dược lành tính hỗ trợ điều trị triệu chứng cho trẻ thay vì các thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ.
Cỏ Xạ Hương nhập khẩu từ Pháp với tác dụng chống viêm hô hấp tuyệt vời kết hợp cùng Tỳ Bà Diệp, Húng Chanh, Bách Bộ giảm ho, đờm, sổ mũi, tăng sức đề kháng đều là những vị thuốc đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên những bệnh hô hấp.
Cỏ Xạ Hương có tác dụng chống viêm hô hấp
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có cách xử trí đúng cách để trị sổ mũi cho trẻ. Chúc bé nhà bạn sẽ nhanh hết sổ mũi và hay ăn, chóng lớn nhé!