"09" điều cơ bản bạn phải biết về viêm phế quản dị ứng ở trẻ em

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Bệnh viêm phế quản dị ứng ở trẻ thường rất dễ tái phát, nhất là với các trẻ có cơ địa dị ứng. Vậy cách phòng tránh và điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc của ba mẹ về viêm phế quản dị ứng. Mời ba mẹ cùng theo dõi nhé.

1. Viêm phế quản dị ứng là gì?

Viêm phế quản cũng có thể được phân loại là viêm phế quản dị ứng hoặc viêm phế quản không dị ứng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Cụ thể:
  • Bệnh viêm phế quản không do dị ứng có nguyên nhân chủ yếu là do vi rút hoặc vi khuẩn.
  • Còn viêm phế quản dị ứng lại xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng và dẫn tới tình trạng viêm.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dị ứng

Những tác nhân phổ biến có thể gây ra bệnh viêm phế quản dị ứng ở trẻ được liệt kê như sau:

  • Khói thuốc lá.
  • Bụi bẩn.
  • Nấm mốc.
  • Phấn hoa.
  • Lông thú cưng.
  • Hơi hóa chất.
  • Sự thay đổi thời tiết.

Viêm niêm mạc phế quản do các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa

Trước sự xâm nhập và tấn công của các yếu tố này, cơ thể trẻ sẽ có những phản ứng để chống lại sự xâm nhập đó.

Các phản ứng dị ứng này giải phóng ra histamin, một chất trung gian của phản ứng viêm, khiến cho các cơ trơn phế quản bị co thắt và là nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản.

3. Triệu chứng bệnh viêm phế quản dị ứng

Bình thường, đường thở của trẻ vốn được “trang bị” một lớp chất nhầy vừa đủ bảo vệ phổi của bạn bằng cách giăng bẫy các vi khuẩn, bụi, cũng như các yếu tố gây hại khác ngăn cản sự xâm nhập của chúng.

Tuy nhiên, viêm phế quản dị ứng khiến lòng đường thở của trẻ tiết ra nhiều chất nhầy quá mức, cản trở sự lưu thông không khí. Cộng thêm tình trạng sưng và co thắt cơ trơn phế quản nên đường thở càng bị thu hẹp.

Điều này sẽ đưa đến các triệu chứng điển hình của viêm phế quản dị ứng ở trẻ, bao gồm:

  • Ho có đờm.
  • Khò khè.
  • Tức ngực.
  • Mệt mỏi.

Có một vài ĐẶC ĐIỂM BẠN CẦN LƯU Ý như sau:

Ho là triệu chứng chính của cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản dị ứng.

Tuy nhiên:

  • Với viêm phế quản cấp tính, ho thường hết sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Còn một cơn ho viêm phế quản dị ứng mãn tính có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó.

Khi ho, trẻ viêm phế quản sẽ tiết ra một chất lỏng đặc sệt, có khả năng kết dính cao gọi là chất nhầy.

  • Trong viêm phế quản cấp tính, chất nhầy có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Chất nhầy viêm phế quản dị ứng thường trong hoặc trắng.

Bên cạnh ho, viêm phế quản cấp tính và dị ứng có các triệu chứng khác nhau nữa là:

Triệu chứng viêm phế quản dị ứng

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính

Ho kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng

Ho kéo dài vài ngày hoặc vài tuần

Chất nhầy trong hoặc trắng

Ho sản xuất tạo ra chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây

Khò khè

Sốt

Tức ngực

Ớn lạnh

Mệt mỏi

 

 

4. Viêm phế quản dị ứng ở trẻ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm phế quản nhẹ và trung bình.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng:

VIÊM PHẾ QUẢN DỊ ỨNG là bệnh NGUY HIỂM, đặc biệt là ở trẻ em." 

Bởi một số trẻ phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng, dẫn tới đường dẫn khí bị sưng viêm co thắt nghiêm trọng và bị chặn tắc.

⇒ Kết quả khiến trẻ bị ngạt thở và tử vong tại chỗ nếu không được xử trí kịp thời.

Bé bị viêm phế quản cũng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như viêm phổi.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, viêm phổi lại có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, một tình trạng thường đe dọa tính mạng của trẻ.

5. Viêm phế quản dị ứng có lây không?

Viêm phế quản dị ứng không phải là một bệnh lây nhiễm. 

Nhưng nếu đứa trẻ của bạn bị viêm phế quản do một nguyên nhân khác, có thể sẽ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Tìm hiểu kỹ hơn về sự lây truyền viêm phế quản và cách phòng chống tại Viêm phế quản có lây không?

5. Khi nào nên cho trẻ đi khám viêm phế quản dị ứng?

Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm phế quản dị ứng ở trẻ:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần.
  • Thở khò khè, hoặc khó thở.
  • Ho ra máu.

Bạn nên sớm sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ Nhi khoa để điều trị bệnh ngay từ khi nó ở mức độ nhẹ, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cho trẻ đi khám khi thấy các triệu chứng viêm phế quản dị ứng

Và để cuộc hẹn đó trở nên chất lượng, có một vài Thông Tin Bạn Nên Chuẩn Bị như sau:

  • Trẻ bắt đầu ho từ bao giờ? Mức độ ra sao?
  • Trẻ ho có chất nhầy không? Nhiều thế nào? Nó có màu gì?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với chất nào không?
  • Trẻ có thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi hoặc sống gần nhà máy hóa chất nào không?
  • Gần đây, trẻ có bị nhiễm lạnh hay cảm cúm không?

Viêm phế quản dị ứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh hen phế quản. Yếu tố dị ứng cũng là các tác nhân gây cơn hen cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, ở bệnh hen phế quản, tình trạng khó thở, thở khò khè rất đặc trưng.

6. Khám viêm phế quản dị ứng như thế nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng lâm sàng của trẻ. Đó có lẽ là đáp án của những câu hỏi trên kia mà tôi khuyên bạn nên chẩn bị trước buổi khám bệnh.

Bác sĩ cũng sẽ lắng nghe phổi của trẻ bằng ống nghe.

Và một vài xét nghiệm khác có thể cần được tiến hành để chẩn đoán viêm phế quản dị ứng cho trẻ như:

- Xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ kiểm tra một mẫu đờm nhầy mà trẻ ho ra để xem trẻ có bị nhiễm trùng hoặc dị ứng không.

- X – quang ngực: Xét nghiệm hình ảnh này giúp tìm kiếm sự bất thường trong lá phổi của trẻ.

- Xét nghiệm chức năng phổi: Trẻ cần phải thổi vào một thiết bị gọi là phế dung kế để xem chức năng phổi của trẻ tốt đến mức nào.

- Thử nghiệm dị ứng.

7. Viêm phế quản dị ứng có chữa được không?

Viêm phế quản dị ứng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng.

Tuy nhiên, khi được điều trị đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng, trẻ có thể khỏi bệnh và không tái phát trở lại.

8. Cách điều trị viêm phế quản dị ứng ở trẻ

Để điều trị viêm phế quản dị ứng, trước tiên, cần phải xác định đúng chất gây dị ứng, nguyên nhân gây ra tình trạng này cho trẻ để tránh xa các chất đó.

Đồng thời, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

- Thuốc giãn phế quản: Các thuốc làm thư giãn các cơ trơn đường dẫn khí giúp không khi được lưu thông tốt hơn.

- Thuốc kháng histamin: Làm giảm sự tăng tiết chất nhầy trong phế quản của trẻ.

- Thuốc steroid: Đây là thuốc giảm viêm, phù nề ở đường hô hấp của trẻ.

- Trị liệu oxy: Phương pháp này được sử dụng khi nồng độ oxy bão hòa có trong phổi của trẻ thấp, nói một cách đơn giản là tình trạng viêm phế quản dị ứng của trẻ ở mức độ nặng, trẻ có thể gặp sự nguy hiểm cao.

- Máy giữ ẩm: Đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong đường thở và nhờ đó giúp bé dễ thở hơn.

- Vắc xin: Viêm phế quản dị ứng làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng phổi, có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD khi bé lớn lên. Chính vì vậy, bạn có thể cho trẻ đi khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ để tiêm một số vắc xin để phòng ngừa bệnh.

9. Phòng bệnh viêm phế quản dị ứng ở trẻ

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm phế quản dị ứng ở trẻ đó là tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Cụ thể:

- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Hạn chế sử dụng cách hóa chất dạng phun như keo xịt tóc, sơn, thuốc xịt côn trùng, chất tẩy rửa gia dụng,…trong gia đình. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì đó nên là khi trẻ em ở cách xa khu vực đó và trở về khi đã bay hết khí, mùi.

- Rèn cho trẻ thói quen đeo khẩu trang tại những nơi có không khí bị ô nhiễm và nhiều khói bụi.

- Luôn dự phòng sẵn thuốc ngăn ngừa dị ứng.

- Ngoài ra, trẻ cần được tăng cường sức đề kháng. Một cơ thể khỏe mạnh giúp trẻ chống lại được nhiều bệnh tật. Rèn luyện thể lực, dinh dưỡng đầy đủ, có thể bổ sung một số sản phẩm nâng cao đề kháng cho trẻ là những biện pháp hiệu quả giúp trẻ phòng tránh bệnh.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến