Tổng quan bệnh viêm phế quản ở trẻ em

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc phế quản. Thông thường, trẻ bị viêm phế quản cấp bắt đầu từ các nguyên nhân như cảm lạnh, cảm cúm hoặc do hít phải khói, bụi ô nhiễm, do nhiễm khuẩn…

bệnh viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản trẻ em là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính tại phế quản ở trẻ, chưa lan đến nhu mô phổi.

Trong những năm gần đây, số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), hàng năm có khoảng 4,3 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… chiếm tỉ lệ cao.

Tại Việt Nam, số trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp dưới, điển hình là viêm phế quản ngày tăng cao. Viêm phế quản ở trẻ nếu tái phát nhiều lần sẽ khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi, gầy yếu, chậm phát triển. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phế quản bội nhiễm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

90% tình trạng viêm phế quản ở trẻ em là do virus (Adenovirus, coronavirus, influenza A&B, virus hợp bào, rhinovirus…), ngoài ra có thể do vi khuẩn, nấm hoặc các nguyên nhân khác với tỷ lệ thấp.

Một số nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản khác do cách chăm sóc của mẹ làm trẻ dễ lây nhiễm, mắc bệnh.

Diễn biến viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Giai đoạn đầu, bé bị viêm phế quản thường có triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi hoặc viêm mũi họng; tiếp đến trẻ có thể ho nhiều, ban đầu ho khan, ho từng cơn về sau có thể ho có đờm nhày trắng hoặc chuyển màu vàng hoặc xanh. Tình trạng này thường giảm sau 1-2 tuần, tuy nhiên nếu có nhiễm khuẩn, các triệu chứng có thể kéo dài khoảng 3 tuần hoặc hơn.

Lưu ý: khó thở, khò khè, co rút lồng ngực là các triệu chứng trầm trọng của bệnh, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khó thở, biến dạng lồng ngực là hai biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Khó thở, biến dạng lồng ngực là hai biến chứng nghiêm trọng của viêm phế quản ở trẻ em

Phân biệt trẻ viêm phế quản với các bệnh khác

Các triệu chứng bệnh viêm hô hấp hầu như các đều rất giống nhau và rất khó phân biệt.

  • Viêm phế quản mạn: thường không có ở trẻ em, ở trẻ sẽ là viêm phế quản cấp tính.
  • Bệnh viêm phổi ở trẻ em: Đặc trưng bằng triệu chứng sốt cao, thở nhanh, nhịp tim nhanh, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ. Cha mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút. Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50 lần/phút. Từ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút. Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút
  • Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: ho trên 3 tuần, ngoài ra còn có các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát sau xương ức (với trẻ lớn có thể nhận biết qua mô tả, với trẻ nhỏ 1-3 tuổi, không thể tự mô tả, cần có sự chẩn đoán của các bác sĩ)
  • Hen phế quản: co thắt khí phế quản, thông thường cơn hen vào lúc nửa đêm về sáng, sau 5-6 tuần thì đỡ.
  • Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẩn tái diễn, nghe ran ẩm, ran nổ hai bên.
  • Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, soi dịch cấy đờm có trực khuẩn lao.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Việc chữa viêm phế quản cho bé phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn... Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn như ho khạc đờm mủ, đờm vàng hoặc xanh thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ, khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ, có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian.

Chỉ điều trị viêm phế quản ở trẻ bằng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn

Theo khuyến cáo của hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam, chỉ sử dụng thuốc giãn phế quản khi khám phổi thấy ran rít, ngáy. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện hiệu quả ho, khạc đờm.

Hầu hết virus là nguyên nhân chính gây viêm phế quản, do vậy việc sử dụng kháng sinh là không phù hợp (căn nguyên do virus xét nghiệm sẽ thấy bạch cầu tăng trong máu ngoại vi). Viêm phế quản căn nguyên do virus hầu như không có thuốc diệt virus mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng (giảm đờm, ho, khó thở, phù nề niêm mạc).

Ngoài điều trị bằng thuốc tây y, bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên an toàn cho hệ hô hấp của trẻ như Cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Bách Bộ… để làm giảm các triệu chứng đờm, ho, khò khè khó thở cho bé. Những thảo dược này đã được chứng minh có tính kháng viêm mạnh, giảm tiết dịch nhày, giảm đờm, giảm sưng nềm giảm khò khè khó thở.

 Dược sĩ Mai Anh 

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến