1. Trẻ bị viêm phổi điều trị bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc thời điểm điều trị viêm phổi là sớm hay muộn, phương pháp điều trị có hiệu quả hay không và tùy thuộc vào cả thể trạng mà mỗi trẻ sẽ có khoảng thời gian điều trị khác nhau.
Nhưng thông thường thì:
Điều trị viêm phổi ở trẻ bao lâu thì khỏi
- Đối với các bệnh viêm phổi cấp, nhẹ điều trị ngoại trú tại nhà sử dụng các thuốc trị viêm phổi do bác sĩ kê đơn thường dao động trong khoảng 5-10 ngày. Thuốc điều trị thường tập chung điều trị nguyên nhân và giảm triệu chứng của viêm phổi ở trẻ.
- Đối với những trẻ vào viện ở giai đoạn muộn, đã chuyển biến suy hô hấp thì phải điều trị dùng thuốc và hồi phục thể trạng trong vòng 15 - 20 ngày.
- Việc điều trị cũng có thể còn kéo dài hơn khi trẻ đã bị mắc những biến chứng của viêm phổi.
Tốc độ khỏi bệnh của bé phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, kiêng khem, nghỉ ngơi, cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi
Làm thế nào chăm sóc trẻ viêm phổi để nhanh khỏi bệnh. Những thông tin dưới sẽ vô cùng hữu ích với các mẹ đang có con nhỏ đang mắc bệnh viêm phổi.
2. Chăm sóc trẻ viêm phổi để nhanh khỏi bệnh
Bên cạnh việc tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ, khi chăm sóc trẻ viêm phổi mẹ cần hết sức lưu ý những điểm sau:
2.1. Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé
Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi, hút sạch nước mũi cho bé sau đó dùng nước muối sinh lý để rửa mũi. Việc làm đơn giản tại nhà có thể giảm bớt khó thờ, khò khè của bé. Lưu ý mẹ chỉ nên làm trước khi cho bé ăn hoặc bú để bé không bị nôn trớ nhé.
>>> Mẹ có biết: Viêm phổi có thể ấp đến bất cứ lúc nào? Và cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhưng viêm phổi ở trẻ có chữa được không? Cùng tìm hiểu tại bài viết "Góc giải đáp: Bệnh viêm phổi ở trẻ em có chữa được không?" mẹ nhé!
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ trong thời gian điều trị viêm phổi
2.2. Cân bằng chế độ ăn
- Mẹ nên nấu những món mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, nhiều dinh dưỡng để bé dễ ăn, dễ hấp thu bởi trong quá trình điều trị phải sử dụng kháng sinh ít nhiều hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
- Cho bé ăn theo nhu cầu, chia nhỏ bữa ăn, số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
- Cần cho bé uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
2.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Mẹ chú ý giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh, tránh những nơi gió lộng, không để trẻ nằm điều hòa quá lâu,… tuy nhiên cũng không nên để trẻ bị ngột ngạt quá, ra mồ hôi.
- Thường xuyên giặt, vệ sinh chăn đệm cho bé vì rất có thể đó là nơi tích trữ một lượng vi khuẩn lớn có thể tấn công sức đề kháng yếu ớt của trẻ bất cứ lúc nào.
- Mẹ vẫn giữ vệ sinh cho con bình thường và chú ý cẩn thận hơn khi tắm cho trẻ bị viêm phổi.
- Khi bé lên cơn ho, ho có đờm mẹ nên thực hiện phương pháp vỗ lưng giúp tuần hoàn máu phổi, giúp đờm được bài tiết và thải ra ngoài. Chú ý, mẹ nên vỗ lưng cho bé vào buổi sáng, sớm nhất là 1 giờ sau ăn để tránh cho bé bị nôn, trớ, không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây mẹ nên kết hợp cho bé các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian khỏi bệnh mà vẫn an toàn cho sức khỏe của bé.
Hiện nay, 2 loại thảo dược được coi là thần dược trong điều trị viêm phổi là Cỏ Xạ Hương và Húng Chanh Ấn Độ. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình hiệu quả giảm đờm, ho, khò khè, khó thở đồng thời giảm tái phát viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ nhỏ của 2 thảo dược này:
Bảo Khí Nhi Plus – sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược thiên nhiên
Thấu hiểu điều đó, Bảo Khí Nhi Plus ra đời với các thành phần Cỏ Xạ Hương, Húng chanh Ấn Độ như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa mới trong hỗ trợ phòng ngừa và giảm tái phát viêm phổi, viêm đường hô hấp ở trẻ. Mẹ có thể kết hợp cùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ để bệnh viêm phổi của bé nhanh chóng dứt điểm.
Trẻ bị viêm phổi điều trị bao lâu thì khỏi? Câu trả lời đó phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc trẻ của các mẹ. Hy vọng sau bài viết, các mẹ đã tìm được ra chìa khóa giúp con nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh viêm phổi dai dẳng.
Dược sĩ Đỗ Hương