1. Viêm phổi kẽ ở trẻ em là gì?
Viêm phổi kẽ là chỉ những bệnh viêm phổi có tổn thương ở khoảng kẽ ở phổi.
Nó là hiện tượng xáo trộn sự trao đổi khí làm hạn chế chức năng của phổi và xuất hiện các thâm nhiễm lan tỏa trong phổi. Điều này được thể hiện rõ khi bé chụp X- quang.
Hình ảnh viêm phổi kẽ trẻ em
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi kẽ ở trẻ em không dễ và khi được chẩn đoán bệnh thì vấn đề điều trị cũng không dễ dàng.
Viêm phổi kẽ cùng với viêm mủ màng phổi và viêm phổi thùy là 3 loại viêm phổi được phân chia dựa trên vị trí phổi trẻ bị viêm. Còn nếu phân theo hoàn cảnh mắc bệnh thì viêm phồi được chia thành viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện. Trong đó, viêm phổi cộng đồng phổ biến hơn còn viêm phổi bệnh viện nguy hiểm hơn vì tỷ lệ kháng thuốc rất cao.
>>> Đừng chủ quan: Nhắc đến viêm phổi là đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu, có thể ảnh hưởng sâu tới sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu điều trị viêm phổi trẻ em tại bài viết "Cập nhật mới nhất: Hướng dấn điều trị viêm phổi ở trẻ em"
2. Nguyên nhân điển hình gây ra viêm phổi kẽ
Cũng tương tự nguyên nhân gây viêm phổi nói chung, bệnh viêm phổi kẽ có thể do: trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm phổi tăng mẫn cảm, phản ứng với thuốc, nhiễm xạ hoặc có thể do một số bệnh lí suy giảm miễn dịch mắc phải.
Một số nguyên nhân gây ra viêm phổi kẽ ở trẻ em là do vi khuẩn, virus hoặc nguyên nhân khác nếu chẳng may bạn để con tiếp xúc với chất kích thích tại nơi bạn làm việc như : Amiăng, Bụi Silica, Talc, bụi than hoặc nhiều bụi kim loại khác, phân chim…
Bụi công nghiệp gây viêm phổi kẽ
Những yếu tố trên góp một phần nhỏ trong cơ chế sinh bệnh của viêm phổi kẽ. Nhưng hiện tại nguyên nhân chính thức của bệnh vẫn chưa thể xác định được.
3. Phân loại viêm phổi kẽ
Các dạng của phổi kẽ đều bắt đầu từ nguyên nhân là sự dày lên của các mô kẽ. Phần dày lên đó có thể là do viêm nhiễm hoặc sẹo hay dịch (phù ). Dưới đây là một số loại viêm phổi kẽ mà bạn có thể biết:
- Viêm phổi mô kẽ: Các vi khuẩn, virus, nấm có thể lây sang kẽ phổi. Nguyễn nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Mycoplasma viêm phổi.
- Viêm phổi mô kẽ cấp: Bệnh này thường nặng đột ngột, vì vậy bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời.
- Viêm phổi mô kẽ tróc vẩy: Nguyên nhân một phần đãn đến bệnh do hút thuốc lá.
- Xơ hóa phổi nguyên phát: Bệnh gây sơ hóa các mô kẽ và là bệnh mạn tính. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân.
- Viêm phổi quá mẫn: Bệnh viêm phổi kẽ do liên tục hít phải bụi bẩn, nấm mốc hoặc các chất kích thích khác.
- Viêm phổi tổ chức hóa vô căn (COP): Bệnh viêm phổi tổ chức hóa vô căn gần giống viêm phổi nhưng không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Bệnh u hạt: Bệnh viêm phổi kẽ xuất hiện cùng với sưng hạch bạch huyết và đôi khi ảnh hưởng lên tim, da, dây thần kinh, và mắt
- Bệnh bụi phổi: Bệnh bụi phổi là do bụi tích lũy trong phổi thông qua hít thở bụi bẩn thường xuyên vào trong cơ thể. Nếu bụi có kích thước lớn, nó sẽ bị bắt giữ ở đường thở và đào thải ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bụi có kích thước nhỏ, nó sẽ tiến sâu vào trong phế nang dẫn tới việc đào thải chậm hơn. Và lâu dần, trẻ sẽ bị bệnh bụi phổi.
4. Triệu chứng điển hình viêm phổi kẽ trẻ em
Khi mắc phải viêm phổi mô kẽ, triệu chứng thường gặp thấy nhất đó là khó thở. Khó thở thường bắt đầu từ từ, khó thở khi bệnh nhân gắng sức và bắt đầu có xu hướng tăng dần.
Trẻ bị viêm phổi kẽ có thêm một số triệu chứng khác như:
- Ho.
- Sụt cân.
- Đau cơ.
- Đau xương.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
Viêm phổi kẽ gây sốt ở trẻ
- Đau khớp.
- Phù.
- Da nhạy cảm với ánh sáng.
- Khô mắt, khô miệng.
Mẹ có thể áp dụng môt số bài thuốc dân gian trị viêm phổi để giảm bớt các triệu chứng ho đờm cho trẻ dễ chịu hơn.
5. Phương pháp chẩn đoán viêm phổi kẽ
Khi có những đấu hiệu của bệnh, bạn cần cho con đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, xác định tình trạng bệnh của con. Một số cách để chẩn đoán như:
- Chụp X- quang : X- quang là bước cần thiết để đánh giá các vấn đề hô hấp. Thông qua xét nghiệm có thể thấy được hình ảnh các đường ở phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Bản chất của nó là nhiều hình X- quang ngực dược tái lại thành hình ảnh của phổi. Bệnh viêm phổi kẽ có thê nhìn thấy được trên CT scan.
- Thử nghiệm chức năng: Người bệnh có thể có tổng dung tích phổi thấp hơn bình thường. Bác sĩ sẽ sinh thiết phổi để tìm bằng chứng mô học chẩn đoán bệnh.
- Một số các sinh thiết phổi như: Nội soi phế quản, phẫu thuật nội soi lồng ngực, sinh thiết mở phổi, kháng sinh, Corticosteroid, ghép phổi,…
6. Điều trị viêm phổi kẽ ở trẻ em
Bệnh viêm phổi kẽ đặc biệt nguy hiểm nhất là đối với trẻ em. Vậy trẻ bị viêm phổi phải làm sao? bệnh có chữa khỏi không và điều trị thế nào là hợp lý?
6.1. Viêm phổi kẽ có chữa được không?
Bệnh lý phổi kẽ có thể chữa được nhưng rất phức tạp và khó khăn do các mô sẹo đã tiến triển trong thể hồi phục lại được. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để lâu dần bệnh càng tăng nặng và phức tạp rất khó chữa trị.
6.2. Điều trị viêm phổi kẽ như thế nào?
Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp chẩn đóan kịp thời, chính xác.
Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể kê đơn khác nhau.
Thông thường, trong quá trình điều trị viêm phổi kẽ, các bác sĩ chuyên khoa hay sử dụng thuốc chống viêm để giảm triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, các loại thuốc này khó có thể cải thiện chức năng phổi nếu bệnh nhân đã bị xơ hóa phổi. Một số thuốc làm giảm tổn thương sẹo hóa phế năng hoặc thuốc làm giảm sự phát triển mô sẹo cũng được áp dụng.
Nên đưa bé đi khám và điều trị sớm viêm phổi kẽ
Ngoài các biện pháp kể trên, bố mẹ có thể sử dụng các Sản Phẩm Từ Thảo Dược Tự Nhiên giúp tăng cường miễn dịch hệ hô hấp cho bé, hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng hiệu quả các bệnh viêm đường thở của bé.