1. Viêm phổi mủ màng phổi là gì?
Viêm phổi mủ màng phổi (hay còn được gọi là viêm phổi mủ màng phổi, viêm phổi màng phổi, viêm phổi có mủ) là một trong các bệnh lý viêm phổi ở trẻ, tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm, kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ, thường do tụ cầu.
Viêm phổi màng phổi, viêm phổi có mủ ở trẻ
Bệnh rất dễ lây thành dịch, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ.
Bệnh có thể lây qua các ổ nhiễm khuẩn ngoài da như mụn nhọt hoặc tai mũi họng của người bệnh lây trực tiếp sang trẻ hoặc gián tiếp qua người chăm sóc trẻ như cha, mẹ, ông bà.
2. Nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi
Màng phổi có sức đề kháng rất tốt cho nên khi vi khuẩn lọt vào màng phổi thì chưa chắc đã gây nên bệnh viêm mủ màng phổi, mà còn tùy thuộc vào các yếu tố: Số lượng vi khuẩn, độc tính của vi khuẩn, khả năng miễn dịch của trẻ,..
Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi mủ màng là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram(-) như Salmonella, Pseudomonas, Bacteroides, E. Coli, Proteus,...
Trẻ sẽ dễ mắc viêm phổi mủ màng theo sau các bệnh lý sau đây:
- Trẻ bị nhiễm khuẩn ở màng phổi, phổi, ổ bụng, thành ngực, nhiễm khuẩn huyết,...
- Trẻ gặp các chấn thương cơ học ở lồng ngực.
Từ các ổ nhiễm khuẩn ban đầu khu trú ở da, niêm mạc và đường hô hấp trên, thường lây lan đến phổi qua đường máu hoặc phế quản gây ra bệnh viêm phổi màng phổi.
3. Triệu chứng chẩn đoán viêm mủ màng phổi
Viêm phổi mủ màng phổi là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị khỏi khi được điều trị đúng và kịp thời. Do vậy, bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng trẻ bị viêm phổi dạng loại viêm mủ màng phổi để trẻ được chẩn đoán và điều trị viêm phổi mủ màng kịp thời.
3.1. Viêm mủ màng phổi cấp tính
Viêm mủ màng phổi giai đoạn cấp tính thường khó xác định thời gian khỏi phát vì thường xuất hiện sau các bệnh lý khác. Vào giai đoạn toàn phát của bệnh, có thể thấy:
- Triệu chứng lâm sàng: Đau ngực, Ho khan hoặc ho có đờm, Khó thở, Sốt nhẹ, Đau đầu, Rối loạn tiêu hóa, Biếng ăn, Quấy khóc,..
- Chụp X-quang có hình ảnh tràn dịch khoang màng phổi. Chọc hút màng phổi giúp xác định chẩn đoán vi khuẩn trong mủ và làm kháng sinh đồ
Khám chữa kịp thời viêm phổi màng phổi ở trẻ
3.2. Viêm mủ màng phổi bán cấp và mãn tính
Nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn thì sau khi khởi phát khoảng trên 2 tháng, bệnh viêm mủ màng phổi của trẻ sẽ tiến diễn sang giai đoạn bán cấp và mãn tính với các triệu chứng viêm phổi sau:
- Sốt cao, da xanh xao, tím tái, môi khô, li bì hoặc vật vã khó chịu
- Khó thở, ho liên tục, nhịp thở nhanh, ngắn.
- Có hiện tượng co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng
- Nôn trớ, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng
>>> Viêm mủ màng phổi cùng với viêm phổi thùy và viêm phổi kẽ là các dạng viêm phổi ở trẻ được phân chia theo vị trí giải phẫu. Click ngay Viêm phổi kẽ để tìm hiểu Tất tần tật mọi điều về căn bệnh hay gặp vô cùng nguy hiểm này ở trẻ em.
4. Điều trị viêm phổi mủ màng phổi như thế nào?
Ở viêm mủ màng phổi mãn tính, các dải xơ hóa lan vào và làm giảm khả năng giãn nở của nhu mô phổi. Thành ngực bị biến dạng nặng ( xương sườn bị bất động, trở nên xốp hơn, các khe liên sườn thu hẹp lại, thậm trí là các xương sườn dính sát vào nhau thành một mảng). Cột sống bị vẹo về phía bên phổi bị tổn thương. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị trên cơ sở sau:
4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm mủ màng phổi ở trẻ cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Bệnh phải được điều trị sớm, tích cực và toàn diện.
- Điều trị phải cụ thể theo giai đoạn bệnh.
- Phải đạt được các mục tiêu điều trị là khoang màng phổi phải sạch, hết mủ, phổi phải nở ra sát với thành ngực hoặc là mất hoàn toàn khoang cặn.
4.2. Điều trị bảo tồn
Trẻ bị viêm mủ màng phổi sẽ được bác sĩ chỉ định liều cao thuốc kháng sinh (kết hợp kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân) để điều trị nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi do vi khuẩn hoặc để tránh tình trạng bội nhiễm.
Kháng sinh liều cao được chỉ định cho trẻ viêm mủ màng phổi
Nếu mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ có lượng ít và loãng, khoang màng phổi chưa bị dày dính và đóng ngăn thì trẻ sẽ được chọc hút màng phổi hàng ngày.
Sau 5-10 ngày mà kết quả nhận được của chọc hút màng phổi không khả quan, hoặc trong trường hợp mủ màng phổi đặc, số lượng lớn thì bác sĩ sẽ chuyển sang dẫn lưu màng phổi cho trẻ.
Khi dẫn lưu màng phổi, bác sĩ sẽ đặt ống thông vào trong khoang màng phổi của trẻ, để dẫn các chất khí và dịch bất thường tại đây ra một hệ thống bình kín.
Trong các trường hợp cần điều trị hỗ trợ, trẻ có thể sẽ được chỉ định thêm các biện pháp như thở oxy, trợ tim. Với những trẻ sốt cao, vật vã khó chịu sẽ được kê thêm thuốc an thần, hạ sốt…để giảm tình trạng này của trẻ, khiến trẻ đỡ mất sức.
4.3. Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp trẻ đến viện muộn, khi dịch mủ đã tạo thành các khoang vách, thì chọc hút hay dẫn lưu sẽ không kết quả. Lúc này trẻ cần được phẫu thuật để làm sạch mủ trong khoang màng phổi, phá bỏ các vách ngăn, tạo điều kiện cho phổi dãn nở.
Tuy nhiên, phẫu thuật mở ngực ở trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lâu dài, đặc biệt là nguy cơ bị dày dính màng phổi sau này.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi có mủ
Bên cạnh đó, cách chăm sóc trẻ viêm phổi, chế độ ăn của trẻ cũng cần được đặc biệt quan tâm về số lượng và chất lượng, cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, giúp bù lại những năng lượng đã mất và làm tăng sức đề kháng của trẻ thông qua một số bài thuốc hoặc thực phẩm chức năng cũng có hiệu quả đáng kể.
5. Triển vọng điều trị viêm mủ màng phổi cho trẻ em
Sẽ là triển vọng tốt, rất hiếm để lại các di chứng cho phổi nếu bệnh viêm mủ màng phổi của trẻ được phát hiện sớm ở giai đoạn cấp tính và điều trị kịp thời. Thông thường thì có thể khỏi sau 2-4 tuần điều trị.
Tuy nhiên, ở những trẻ có các điều kiện khác gây tổn hại hệ thống miễn dịch, bệnh bạch cầu thì tỷ lệ tử vong lên tới 40%.
Và nếu không được điều trị, căn bệnh này trở thành mãn tính và là đường dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết.
Do đó, bạn nên tuân thủ dùng thuốc đúng và đi chụp x - quang để theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo phổi của bạn đã được chữa lành đúng cách.
Trong mọi trường hợp, cách phòng bệnh viêm phổi mủ màng cho trẻ thông qua môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và các biện pháp cải thiện miễn dịch cho trẻ là cần thiết đối với tất cả các loại bệnh. Trong trường hợp bé bị viêm phổi màng phổi hay còn gọi viêm phổi có mủ, bố mẹ nên kịp thời phát hiện để đưa bé đến điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao, an toàn và không có di chứng về sau.
Dược sĩ Thu Hoài