Góc giải đáp: Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Viêm phổi là căn bệnh dễ xảy ra đối với mọi lứa tuổi, nhất là các bé tầm tuổi đi học ( tiểu hoc, lớp mầm...) khi các bé phải thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chưa thích ứng kịp với việc thay đổi thời tiết đột ngột. Cùng với đó, hệ thống miễn dịch các bé còn non nớt, chưa có khả năng phòng tránh bệnh, tự bảo vệ, hầu hết đều là miễn dịch tự nhiên.

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?

Vì là một bệnh lý đường hô hấp nên sẽ không ít bạn lo lắng rằng về sự lây nhiễm của nó:

“ Cần phải cẩn thận! Bé nhà mình đang bị viêm phổi sẽ lây cho những người trong gia đình mất!

Hoặc Cu Bon vừa chơi đùa với cậu bé nhà bên bị viêm phổi, phải cho con đi khám viêm phổi ngay thôi. 

Hoặc con không được sang chơi với bạn đâu, bạn đang bị viêm phổi đấy.”

Thế nhưng:

Viêm – Phổi - Ở - Trẻ - Em – Có – Thực – Sự - Là – Một – Căn – Bệnh – Lây – Nhiễm – Như – Nhiều – Bạn – Vẫn – Nghĩ?

viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lấy không

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây không?

Không đâu, bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể LÂY hoặc KHÔNG. Điều này thì phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phổi cho trẻ.

  • Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, vi rút thì trẻ có thể là “ổ bệnh” lan truyền viêm phổi cho mọi người xung quanh.
  • Viêm phổi do nấm truyền từ môi trường sang người, nhưng nó không truyền nhiễm từ người này sang người khác.
  • Nếu trẻ bị viêm phổi do hít phải các hóa chất độc hại gây tổn thương nhu mô phổi, không tạo ra được tác nhân truyền nhiễm nên không thể lây lan.

Thực tế thì hầu hết những đứa trẻ bị viêm phổi đều là do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.

Do đó, một đứa trẻ viêm phổi nên được cách ly để tránh lây truyền bệnh tật.

2. Viêm phổi lây qua đường nào?

Ho đờm – một triệu chứng đặc trưng của trẻ bị viêm phổi, là một trong những cách chính khiến trẻ lây truyền bệnh viêm phổi cho người khác.

Viêm phổi ở trẻ có thể lây nhiễm theo 2 con đường sau:

2.1. Lây nhiễm trực tiếp

Khi những đứa trẻ bị viêm phổi ho, hắt hơi, hoặc thậm chí nhẹ nhàng như nói chuyện, những giọt nước bọt hoặc chất đờm nhầy, thậm chí là nước mắt có chứa vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh, cũng là con đường lây truyền viêm phổi sang người đối diện.

2.2. Lây nhiễm gián tiếp

Nếu vi trùng gây bệnh trong nước bọt hoặc đờm của trẻ viêm phổi không bắn vào đường thở của người lành, nó sẽ “hạ cánh” trên một bề mặt nào đó như bát, đĩa, cốc, chén,….

Chúng có thể sống bên ngoài cơ thể trong vài phút đến vài giờ, thậm chí là vài ngày tùy thuộc vào từng loại.

Và nếu một người khỏe mạnh, chạm vào bề mặt mà vi trùng gây bệnh vẫn đang tồn tại rồi đưa lên mũi hoặc miệng. Họ có thể bị viêm phổi.

TUY NHIÊN:

Không phải ai cũng sẽ bị bệnh viêm phổi khi tiếp xúc với các mầm bệnh này.

VẬY:

3. Ai dễ bị lây nhiễm bệnh viêm phổi từ trẻ em?

Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn bị viêm phổi nếu bạn tiếp xúc với mầm bệnh từ những đứa trẻ bị viêm phổi, nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
  • Người già có hệ miễn dịch yếu.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Mắc bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch, như ung thư, HIV – AIDS.
  • Mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
  • Mắc bệnh lý đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ nang.

Nếu bạn là những người có nguy cơ bị và lây nhiễm viêm phổi cao, bạn cần đặc biệt thận trọng với những người gần đây bị viêm phổi hoặc các nhiễm trùng đường hô hấp khác.

4. Thời gian để một đứa trẻ viêm phổi lây lan bệnh

Thời gian để một đứa trẻ bị viêm phổi có thể lây truyền bệnh cho người khác sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vi rút và vi khuẩn gây bệnh, mức độ phát triển của bệnh và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Thông thường nó dao động từ một đến hai ngày hoặc có thể đến vài tuần.

Ngoài ra, một số bệnh viêm phổi có khả năng lây nhiễm cao hơn những bệnh khác. Ví dụ, các sinh vật Mycobacterium và Mycoplasma rất dễ lây lan, nhưng các loại khác, bao gồm viêm phổi do phế cầu khuẩn.

VẬY KHI TRẺ ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN BẰNG KHÁNG SINH ĐỂ TIÊU DIỆT VI KHUẨN GÂY BỆNH THÌ CÒN KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN KHÔNG?

Câu trả lời là: viêm phổi vẫn có thể truyền nhiễm cho những người tiếp xúc với trẻ, cho đến khi trẻ đã "loại bỏ" hoàn toàn vi khuẩn, vi rút gây viêm phế quản ra khỏi cơ thể.

>>> XEM NGAY: Chăm sóc trẻ viêm phổi có nhiều điểm cần chú ý, nếu không muốn viêm phổi tiến triển nặng thêm. Cùng theo dõi bài viết "Hướng dẫn mẹ lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phổi" để biết chi tiết nhé!

Virus là nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu ở trẻ nhỏ

5. Làm gì khi đã tiếp xúc với trẻ bị viêm phổi?

Nếu bạn hay những người thân của bạn đã tiếp xúc với đứa trẻ bị viêm phổi, bạn cần theo dõi xem liệu có các triệu chứng bất thường nào xảy ra hay không.

Thời gian ủ bệnh viêm phổi thì tùy thuộc vào loại mầm bệnh, tuổi và sức khỏe tổng thể của người đó.

Nói chung hầu hết các bệnh viêm phổi bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh hoặc cúm kéo dài hơn bình thường, khoảng 7-10 ngày và trở nên trầm trọng hơn.

Sau 3 ngày hoặc 1 tuần sau khi các triệu chứng giống như cúm phát triển, người bị lây bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Sốt ớn lạnh.
  • Ho đờm.
  • Khò khè, khó thở
  • Đau ngực khi hít vào hoặc khi ho.
  • Mệt mỏi……

6. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi

Phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp để phòng chống việc lây lan trong cộng đồng, có thể kế đến như:

  • Tạo môi trường sống tốt cho trẻ: Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tốt nhất là sống trong môi trường trong sạch, ít khói bụi. Ngoài ra, nhà ở phải thông thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để che bụi.
  • Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh đột ngột, khi không cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh.
  • Mùa hè không nên để máy điều hoà nhiệt độ ở mức quá mát lạnh, không để quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm về sáng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối về chất để có sức phòng, chống bệnh nhất là khi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì mẹ nên chú ý để con nhanh khỏi bệnh.
  • Thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng.
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng để tránh biến chứng thành viêm phổi.
  • Cần tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là tập thở sâu theo phương pháp thở bụng.

Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho con

  • Bố mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu. Đặc biệt là những mũi vacxin phòng tránh viêm phổi cho trẻ.
  • Cần phòng bệnh và phát hiện kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

>>> ĐIIỀU MẸ CHƯA BIẾT: Viêm tiểu phế quản là bệnh lý rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi. Vậy nên "So sánh viêm phế quản và viêm phổi" là điều mẹ cần biết để có "Ứng xử" đúng đắn với từng căn bệnh

Sử dụng các thảo dược như Cỏ xạ hương. Ngoài tính kháng khuẩn và virus, Cỏ Xạ Hương còn có khả năng kháng viêm, giảm sưng phù, giảm tiết dịch và giãn phế quản. Điều này giải thích cho hiệu quả cao của việc sử dụng xạ hương trong điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phổi. Cỏ xạ hương còn có công dụng giảm tái phát, ngăn ngừa viêm phổi, giảm ho, khó thở, thở khò khè ở trẻ em.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến