Cẩn trọng với viêm phổi ở trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là giai đoạn non nớt, sức đề kháng còn non nớt. Đây cũng là nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh mà mẹ nghĩ đến đầu tiên
Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân sâu xa của viêm phổi "ghé thăm" trẻ sơ sinh, mà là
- Phế cầu khuẩn
- Vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi không điền hình.
- Liên cầu khuẩn nhóm B
- Virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Virus cúm
- Adeno virus
Ngoài những nguyên nhân đến từ những vi sinh vật kia, thì nguyên nhân khác biệt dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh còn là:
- Viêm phổi do hít phải nước ối, phân su.
- Thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí
Ngoài ra nếu trẻ đẻ non dưới 38 tuần hoặc trẻ nhẹ cân thì nguy cơ bé bị viêm phổi và viêm phổi nặng sẽ cao hơn những trẻ khác.
2. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi bị viêm phổi sẽ có một vài điểm khác biệt so với những trẻ lớn hơn, đặc biệt những trẻ nhỏ mới sinh, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng tuổi.
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ mới được 1, 2 tháng tuổi rất khó phát hiện.
Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm phôi triệu chứng không điển hình
Hơn nữa các triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở, thở khò khè ở bé sơ sinh cũng không rõ ràng, gây khó khăn trong chẩn đoán viêm phổi.
Đôi khi viêm phổi sơ sinh được phát hiện khi trẻ đã mắc viêm phổi nặng và xảy ra nhiều biến chứng suy hô hấp.
Một số dấu hiệu trẻ bị viêm phổi cụ thể như sau:
- Biểu hiện đầu tiên ở trẻ đó là bú kém hoặc bỏ bú, bé hay quấy khóc do mệt mỏi.
- Dấu hiệu sốt cao trên 38 độ hay có thể hạ thân nhiệt.
- Trẻ bị khó thở, có hiện tượng rút lõm lồng ngực, da và môi tím tái.
- Trẻ thở nhanh và thở gấp để bù đắp lại sự thiếu hụt oxy do phổi bị viêm nhiễm không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu này ngay tại nhà bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong một phút. Trẻ được coi là thở nhanh khi nhịp thở của trẻ từ 60 lần/phút trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), còn với trẻ lớn hơn thì nhịp thở trên 40 lần/phút đã được coi là thở nhanh).
3. Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Điều trị kịp thời và dứt điểm viêm phổi ở trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng đế tránh bệnh tiến triển thành mạn tính hay còn gọi là loạn sản phế quản phổi.
3.1. Thuốc Tây y
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh bằng tây y sẽ cho kết quả nhanh chóng nhưng cũng để lại nhiều tác dụng không mong muốn đối với cơ thể bé. Các thuốc thường được sử dụng đó là
- Kháng sinh: Zinnat, Pricefil, Cephaclor, Klacid...
- Chống viêm: Colergic, Daleston D, ...
- Hạ sốt: Hapacol, efferalgan, Sara,...
- Thuốc giảm ho, long đờm: Halixol, Methophan, ...
- Thuốc giãn phế quản:
Các thuốc tây y điều trị viêm phổi cho trẻ em sơ sinh cần hết sức thận trọng, tuân thủ đúng liều lượng theo cân nặng, thời gian điều trị để tránh quá liều, lạm dụng và kháng thuốc sau này.
3.3. Lưu ý dùng thuốc điều trị
Khi sử dụng thuốc tây y cho trẻ bị bệnh, đặc biệt là kháng sinh thì mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tức là chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, dùng đúng liều lượng, đúng thời gian ( thường là từ 5 – 7 ngày).
Đối với thuốc hạ sốt như paracetamol chỉ nên sử dụng khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ và dùng loại bột, cốm pha thành dung dịch uống để trẻ dễ hấp thu.
Lưu ý rằng nếu trẻ ho có đờm thì không được sử dụng thuốc giảm ho vì ho là phản xạ tích cực giúp tống xuất đờm nhanh chóng làm cho bé dễ thở hơn. Trong trường hợp bé ho khan, ho nhiều và liên tục thì mẹ nên đưa bé đi khám để có được tư vấn cụ thể nhất
Dùng thuốc điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh cần thận trọng
4. Thảo dược
Điều trị bằng thảo dược cần thời gian lâu hơn để phát huy tác dụng, tuy nhiên lại an toàn hơn cho bé. Các cây thuốc được nhân dân ta thường sử dụng đó là húng chanh, bách bộ, tỳ bà diệp,…
Các thảo dược này đều có công dụng giảm ho, long đờm, kháng viêm rất hiệu quả, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các thuốc tây y trong điều trị viêm phổi cho bé.