Góc giải đáp: Viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Bạn đang lo lắng không biết rằng liệu viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Và làm thế nào để hạn chế tối đa sự nguy hiểm ấy? Vậy thì bài viết sau là dành cho bạn. Đọc để tìm hiểu nhé!

1. Đặc điểm dịch tễ viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là các trẻ từ 2-6 tháng tuổi. Bệnh cũng chính là nguyên nhân nhập viện hàng đầu đối với các bé từ 6-12 tháng tuổi.

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ

Bệnh lý này thường xảy ra vào mùa lạnh cuối thu- đầu xuân hoặc mùa mưa.

Ước tính có khoảng 90% số trẻ mắc viêm tiểu phế quản trong vòng 2 năm đầu đời và có khoảng 45% người lớn sẽ bị nhiễm bệnh nếu có 1 trẻ trong gia đình mắc bệnh.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường gặp hơn ở bé trai, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1.5/1.

Tại 2 bệnh viện là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, các con số thống kê cho thấy bệnh viêm tiểu phế quản chiếm từ 35-50% tổng số các bệnh về hô hấp.

2. Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là một bệnh "hoàn toàn có thể kiểm soát được", nhưng vì chủ quan lơ là hoặc không được phát hiện và có cách điều trị viêm tiểu phế quản kịp thời, đúng cách nên bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tinh thần, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Các biến chứng có thể có của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ bao gồm biến chứng trước mắt và biến chứng về lâu dài.

2.1. Biến chứng trước mắt của viêm tiểu phế quản

Việc trẻ bị viêm tiểu phế quản uống thuốc gì ban đầu rất quan trọng ảnh hưởng đến việc điều trị sau này của bác sĩ. Nếu bạn chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện,  tự điều trị ở nhà, nhất là đối với trường hợp viêm tiểu phế quản trẻ sơ sinh có thể trẻ sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

- Xẹp phổi: là biến chứng thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và có thể gặp ở 62-100% trường hợp viêm tiểu phế quản nặng.

- Hội chứng suy hô hấp cấp - ARDS: là tình trạng phổi không đảm bảo được chức năng trao đổi khí, thiếu oxy máu, do vậy toàn bộ hệ thống tế bào sống đều không được cung cấp đủ oxy để hoạt động chức năng. Nếu xảy ra, cần nhập viện,đối với suy hô hấp nặng có thể yêu cầu đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp. Biến chứng này rất nguy hiểm cho trẻ nếu không được xử trí kịp thời và theo dõi sát sao để nắm bắt.

- Ngừng thở: là biến chứng điển hình thường gặp trong giai đoạn cấp, có thể nhẹ và khó nhận biết, xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ dưới 44 tuần tuổi.

- Mất nước là biến chứng thường gặp trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn sau có thể gặp tình trạng quá tải tuần hoàn liên quan đồng thời với gia tăng ADH, tăng nồng độ Renin máu và cường Aldosteron thứ phát, đặc biệt với các bệnh nhi thở máy.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm 1.2%, viêm phổi 0.9%, tăng ở trẻ nhập khoa hồi sức tích cực, nhất là trẻ thở máy.

- Các rối loạn nhịp tim: ít khi gặp rối loạn chức năng tim.

 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng co giật

- Co giật: có thể do hậu quả của thiếu oxy não hoặc bệnh lý não do RSV.

- Tử vong: 79% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và đặc biệt là trong vài tháng đầu sau sinh.

2.2. Biến chứng lâu dài của viêm tiểu phế quản

Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh viêm tiểu phế quản và bệnh hen phế quản, có khoảng hơn 30% trẻ mắc viêm tiểu phế quản do RSV về sau sẽ diễn biến thành hen, cụ thể:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới do RSV làm tăng nguy cơ tái phát khò khè lúc 6 tuổi.
  • Trong vòng 5 năm sau viêm tiểu phế quản do RSV có khò khè tái phát.
  • 54% trẻ 4-12 tuổi bị hen có tiền sử viêm tiểu phế quản trong năm đầu so với 17% nhóm chứng.
  • 23% trường hợp viêm tiểu phế quản do RSV bị hen vào lúc 7.5 tuổi so với 2% nhóm chứng.

3. Làm gì để hạn chế sự nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ?

Khi đứa trẻ của bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cảnh báo viêm phế quản, bạn cần sắp xếp một cuộc hẹn sớm nhất với bác sĩ để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tuân thủ chỉ định điều trị viêm tiểu phế quản của bác sĩ và thực hiện các biện pháp sau bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sẽ không còn là mối nguy hiểm nữa.

- Cho bé đến cơ sở y tế để hút dịch nhầy. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên

hút dịch mũi phòng ngữa biến chứng viêm tiểu phế quản cho trẻ

Vệ sinh mũi họng đề phòng biến chứng viêm tiểu phế quản cho trẻ

- Bổ sung nước, dinh dưỡng đầy đủ cho bé, nước hoa quả là rất cần thiết và hiệu quả trong những trường hợp bé bị sốt, hay có dấu hiệu mất nước nhẹ.

- Đảm bảo môi trường không khí xung quanh bé không có thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, sẽ dễ gây ra tình trạng bội nhiễm ở trẻ, vì lúc này, đường hô hấp của con đang bị tấn công, nên không được khỏe. Đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh khác các mẹ nhé.

- Sử dụng các bài thuốc nam, thuốc từ thảo dược để làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, thở khó, khò khè của bé, hiệu quả, dễ thực hiện và rất an toàn với sức khỏe của bé.

Bố mẹ bé có thể sử dụng các thành phần thảo dược như tỳ bà diệp, húng chanh, cỏ xạ hương, bách bộ, gừng… để hỗ trợ cho bé và phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ.

Cỏ xạ hương

Bảo Khí Nhi Plus với thành phần thảo dược quý có tính kháng viêm mạnh như Cỏ xạ hương, Húng chanh, Tỳ bà diệp, Bách bộ giúp trẻ giảm đờm, giảm ho, giảm khò khè, khó thở nhanh chóng.

  • Húng chanh đã được chứng minh có tác dụng chống viêm do chứa hợp chất carvacrol, ngoài ra dược liệu này còn chứa colein có tính kháng sinh mạnh, ức chế và diệt nhiều vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.
  • Cỏ Xạ Hương có chứa tinh dầu thơm (thymol,carvacrol) có tác dụng chống viêm. Ngoài ra thymol còn được chứng minh có tác dụng giảm co thắt phế quản.
  • Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn cao, lại diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma- thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn trên đường hô hấp.
  • Bách bộ: rễ củ bách bộ chứa các alkaloid, trong đó có alkaloid stemonin cải thiện triệu chứng viêm, và làm giảm ho do giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp.

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, rất dễ xảy ra các biến chứng và rất dễ nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm những dấu hiệu viêm tiểu phế quản và điều trị kịp thời thì không quá lo ngại về các biến chứng về sau, cũng như sức khỏe và tính mạng của các bé.

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến