Viêm tiểu phế quản ở trẻ
1. Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản có kích thước nhỏ, có đường kính nhỏ hơn 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản.
Tổn thương viêm này bao gồm tăng xuất tiết nhầy quánh, bong các tế bào biểu mô và phù nề thành tiểu phế quản.
Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở lạnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm tiểu phế quản ở trẻ là các virus như: Virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm 30-50% các trường hợp mắc bệnh, virus cúm chiếm khoảng 25%, ngoài ra còn có Adenovirus với 10% số trẻ mắc bệnh.
Virus RSV là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
- Trẻ có sức đề kháng kém: đẻ non dưới 37 tuần, trẻ dưới 12 tuần tuổi là giai đoạn rất dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung, suy dinh dưỡng bào thai…
- Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng của trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở giai đoạn bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh dường hô hấp
- Các trường hợp trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh, suy giảm miễn dịch,
- Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, ẩm thấp hay sống ở những nơi đông đúc, đi nhà trẻ đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.
4. Dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý hay gặp, tuy nhiên dấu hiệu viêm tiểu phế quản không thực sự điển hình.
Giai đoạn đầu khi bị bệnh, bé chỉ bị sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi.
Triệu chứng càng tăng và trở nên đặc biệt nguy hiểm khi bé bị viêm tiểu phế quản cấp sốt cao trên 380C, chân tay mềm, yếu. Biếng ăn và khó thở. Thở khò khè, thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh.
Trẻ viêm tiểu phế quản triệu chứng ban đầu trẻ chỉ bị ho khan, sốt nhẹ
5. Phân loại bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em được chia ra làm 4 loại tùy vào mức độ diễn biến bệnh: đó là thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng và rất nặng.
Ngoài các biểu hiện chung như: sốt, thở khò khè. Các thể bệnh có các dấu hiệu phân biệt như sau:
Thể nhẹ | Thể trung bình | Thể nặng | Thể rất nặng |
Bé vẫn tỉnh táo | Có biểu hiện rối loạn tri giác, nằm li bì |
|
|
Ăn bình thường | Biếng ăn | Bỏ ăn |
|
Nhịp thở bình thường | Tăng nhip thở | Tăng đáng kể | Thở yếu, tím tái |
Co kéo nhẹ cơ hô hấp phụ | Co kéo mức độ trung bình, cánh mũi phập phồng hoặc thở rên | Co kéo mạnh, kiệt sức Có cơn ngừng thở |
|
- Được điều trị tại nhà - Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, kết hợp với ăn uống ngủ nghỉ điều độ. - Bố mẹ nên cho bé tái khám nếu có dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn. | - Nên được điều trị tại bệnh viện nếu bé ăn kém - Các bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị phù hợp với bé.
| - phải được điều trị tại bệnh viện, và theo dõi tại phòng cấp cứu. - Ở giai đoạn này, bé cần được thở oxy bằng máy, kết hợp khí dung và kháng sinh theo phác đồ.
|
|
6. Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?
Khi không phát hiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm suy hô hấp nặng, nhiễm trùng phổi, nếu bé bị tái phát thường xuyên có nguy cơ phát triển thành viêm tiểu phế quản co thắt, nặng hơn là bệnh hen suyễn ở trẻ em.
7. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
Đối với bệnh lý viêm tiểu phế quản ở trẻ cần tuấn thủ các nguyên tắc sau:
- Chống suy hô hấp bằng liệu pháp Oxy, với mục đích duy trì SpO2 từ 94- 96%.
- Bổ sung nước và điện giải, phòng và điều trị mất nước: chú ý không được bù quá nhiều hoặc tốc độ quá cao tránh gây phù phổi.
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng
Hiện nay Bệnh viêm tiểu phế quản không có điều trị đặc hiệu. Bệnh được khuyến cáo điều trị triệu chứng kết hợp với loại bỏ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ bằng cách sử dụng thuốc tây y kết hợp với Đông y.
8. Phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
- Luôn giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn và trước và sau khi ngủ dậy
- Đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa các tác nhân ô nhiễm như khói thuốc lá
- Dinh dưỡng đầy đủ với khẩu phần ăn phù hợp.
- Tiêm phòng vacxin các bệnh viêm hô hấp như vaccin cúm, viêm phổi, phế cầu...
Bé yêu là đối tượng rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, mẹ hãy ghi nhớ những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé.