1. Hiểu đúng về các thuốc long đờm, tiêu đờm
Có một Hiểu Lầm về thuốc các thuốc long đờm, tiêu đờm cho trẻ phổ biến ở nhiều bạn, đó là:
“Sự đồng nhất các thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm.”
Tuy chúng đều hướng đến mục tiêu trị đờm cho đứa trẻ của bạn, nhưng cách thức mà chúng động sẽ là khác nhau.
Thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm cho trẻ em
Cụ thể thì:
- Thuốc long đờm là thuốc có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy đường hô hấp, từ đó giúp đờm nhầy của trẻ bị loãng ra và trẻ dễ tống chúng ra ngoài nhờ phản xạ ho hơn.
- Thuốc tiêu đờm là các thuốc tác động trực tiếp lên đờm, bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm nên làm thay đổi cấu trúc của đờm, nhưng không làm tăng thể tích và khối lượng đờm. Cấu trúc bị phá vỡ khiến chất đờm bị giảm độ nhầy nhớt, độ đặc quánh và dễ tống ra ngoài khi trẻ ho khạc đờm hơn.
Như vậy, thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm là 2 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đờm cho trẻ.
Trong khi các thuốc long đờm không có tác dụng làm biến mất chất đờm nhầy đường hô hấp mà chỉ làm loãng nó thì các thuốc tiêu đờm lại giúp thay đổi bản chất của đờm và giúp chúng bị khạc ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Thuốc tiêu đờm cho bé nên dùng khi nào?
Thuốc tiêu đờm thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, như cảm lạnh thông thường, viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp này có thể gây ra sự tăng sản xuất và tích tụ chất đờm nhầy trong cổ họng hoặc phổi của trẻ.
Thường rất khó để trẻ có thể tự ý thức ho khạc đờm ra ngoài, nhất là những đứa trẻ sơ sinh và sự tích tụ lâu dần trong cổ họng trẻ sẽ “lấn chỗ” đường thở, trẻ bị khó thở, thở khò khè, mệt mỏi. Sự tích tụ này còn tạo điều kiện cho các vi trùng phát triển và gây bệnh.
Tuy nhiên, nếu ho đờm ở trẻ nhẹ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì không nên sử dụng. Vì đây chỉ là nhóm thuốc điều trị triệu chứng.
NHƯ VẬY:
- Dùng loại thuốc long đờm, tiêu đờm nào với liều lượng ra sao, cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ; triệu chứng ho của trẻ, nhiều hay ít, đờm đặc dính hay đờm loãng,…
- Không có chỉ định cụ thể nào chung nhất cho tất cả các trưởng hợp ho đờm ở trẻ.
3. Thuốc long đờm, tiêu đờm cho bé trong Tây y
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để trị đờm như Bromhexin và Acetylcystein
3.1. Bromhexin
Bromhexin là chất được tổng hợp từ vasicine – một hoạt chất có nguồn gốc chiết xuất từ dược liệu, được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên bao đường, dung dịch uống, cồn ngọt, siro thuốc, thuốc tiêm,..
Với những trẻ sơ sinh thì bạn có thể chọn thuốc siro hoặc dung dịch uống Bromhexin cho trẻ.
Còn những trẻ lớn hơn thì phạm vi các dạng bào chế được mở rộng hơn như uống với viên nén, viên bao đường. Tuy nhiên, với những bệnh nhân nhi thì dạng siro và dung dịch uống có vẻ thân thiện, an toàn hơn.
Bromhexin giúp điều hòa và tiêu đờm trong đường hô hấp, thích hợp sử dụng khi bé ho nhiều đờm khiến bé bị khó thở, sốt.
Tác dụng tiêu đờm của Bromhexin tăng nên khi có mặt thức ăn. Do đó, bạn nên cho bé uống thuốc sau khi bé bú sữa mẹ hoặc sau bữa ăn.
Khi kết hợp với kháng sinh (Cefuroxime, Amoxicillin, Doxycyclin, Erythromycin) Bromhexin sẽ làm tăng nồng độ thuốc kháng sinh trong nhu mổ phổi. Do đó, sẽ giúp tăng hiệu quả chữa bệnh của các kháng sinh đó.
Dù rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng Bromhexin đường uống, nhưng bạn cần đề phòng các phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da có thể gặp ở trẻ. Nếu thấy hiện tưởng nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban da, bạn cần sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, Bromhexin có thể sẽ gây tăng tiết dịch quá nhiều ở đường hô hấp của trẻ.
3.2. Acetyl cystein
Acetyl cystein, hay còn gọi là N-Acetylcystein là loại thuốc long đờm dựa trên cơ chế làm tiêu đờm, làm loãng chất nhầy để dễ dàng đẩy chúng ra khỏi đường thở.
Khác với thuốc Bromhexin, để có thể ứng dụng hiệu quả tác dụng long đờm của acetylcystein thì cần sử dụng thuốc hít dưới dạng phun mù hoặc nhỏ trực tiếp dung dịch acetylcystein 10 - 20% vào khí quản của trẻ.
Sử dụng Acetyl cystein đường uống thì hiệu quả long đờm sẽ kém, trong khi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa lại tăng lên.
Điều đặc biệt là Acetyl cystein là một thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ từ nhẹ:
- Buồn nôn, nôn.
- Buồn ngủ.
- Nhức đầu.
- Ù tai.
- Đau bụng.
- Chảy nước mũi.
Đến nguy hiểm như:
- Viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa.
- Sốc phản vệ.
- Co thắt khí quản.
- Suy hô hấp….
Do đó, thuốc long đờm Acetyl cystein chỉ nên sử dụng khi trẻ được điều trị nội trú trong bệnh viện, có đầy đủ các trang thiết bị y tế hỗ trợ khi cần và trẻ phải được theo dõi cẩn thận. Đặc biệt là trẻ có tiền sử bệnh hen phế quản.
Điều này có nghĩa là bạn không được tự ý mua thuốc Acetyl cystein cho trẻ ho có đờm. Sử dụng Acetyl cystein cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Một lưu ý quan trọng khi sử dụng Acetyl cystein cho trẻ đó là:
Khi điều trị với Acetyl cystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút đờm cho trẻ nếu trẻ giảm khả năng ho để tống xuất đờm ra ngoài.
Vì:
Tác dụng long đờm của thuốc Acetyl cystein chỉ giảm độ quánh dính và tạo điều kiện thuận lợi để đờm dễ được “tống cổ” ra ngoài nhờ ho khạc, dẫn lưu hoặc các phương pháp cơ học hỗ trợ khác như vỗ rung ngực cho trẻ.
Không dùng thuốc long đờm Acetyl cystein đồng thời với các thuốc ức chế ho.
>>> Bên cạnh long đờm cho trẻ bằng các thuốc Tây y, có rất nhiều cách để giúp đỡ tình trạng ho đờm cho trẻ như các mẹo, bài thuốc dân gia, vỗ rung long đờm, long đờm với nước muối sinh lý,...Click Cách long đờm cho trẻ để xem tổng hợp các cách trị ho đờm cho trẻ em.
Mẹ cần chú ý cho con dùng thuốc sau khi bú đảm bảo tác dụng của thuốc
4. Thuốc tan đờm cho trẻ có thành phần thảo dược
Với bé dưới 6 tháng tuổi bé ho nhiều đờm cơ thể còn yếu và hệ thống chức năng của các bộ phận chưa được hoàn thiện, các mẹ nên cho bé dùng các loại thuốc có tác dụng long đờm, tiêu đờm từ nguồn gốc thảo dược.
Các thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay trên thị trường thường ở dạng siro, tùy vào độ đặc của từng sản phẩm mà mẹ có thể cân nhắc pha loãng siro bằng nước ấm để bé dễ nuốt hơn.
2.1. Siro long đờm từ lá húng chanh
Theo Đông y, Húng chanh có vị cay, mùi thơm, tính ấm và không độc. Ngoài tác dụng giải cảm, giải độc, húng chanh cực kỳ hiệu quả trong trường hợp ho có đờm.
Húng chanh giúp điều trị ho hiệu quả cho trẻ
Thành phần chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt:
- Colein trong lá được xem là một kháng sinh tự nhiên hiệu quả rõ rệt đối với những nhiểm khuẩn đường hô hấp.
- Carvacrol có tác dụng trừ đờm, tiêu độc, trị ho, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, kháng khuẩn nên được dùng để chữa ho, trị viêm họng và hạ sốt cho trẻ rất tốt lại an toàn.
Siro long đờm húng chanh được có thể kết hợp thêm quất (tắc) giúp trừ đàm - làm dịu các cơn ho, tiêu đờm trong cổ họng.
2.2. Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống sưng, ngăn cản sự phát triển của virus, làm sạch không khí và đặc biệt giúp long đờm, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp an toàn, hiệu quả cho tất cả đối tượng bao gồm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Mẹ thoa tinh dầu Tràm vào gan bàn chân để giữ ấm cơ thể bé
Một số cách sử dụng tinh dầu tràm để mang lại hiệu quả long đờm cao:
- Thoa tinh dầu Tràm – Khuynh diệp vào ngực và gan bàn chân trẻ nhằm thông kinh lạc, khí huyết, giữ ấm cơ thể, giúp bé nhanh khỏi hơn.
- Sử dụng đèn xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu tràm khắp phòng bé ở. Vừa có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, vừa giúp đường thở của bé thông thoáng hơn với cơ chế làm lỏng chất nhầy (đờm).
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm lên yếm, khăn quàng cổ hay thoa trực tiếp vào cổ bé.
- Một cách giúp bé có thể đào thảo chất nhầy ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn đấy là kết hợp tinh dầu tràm vào trong nước ấm tắm cho trẻ sơ sinh.
Lưu ý: không thoa trực tiếp tinh dầu tràm vào thóp của trẻ sơ sinh vì da của trẻ còn rất nhạy cảm và phần thóp chưa hoàn thiện.
5. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc tan đờm, long đờm cho bé
Vì là thuốc có tác dụng tiêu đờm hoặc long đờm nên tuyệt đối không dùng khi bé bị ho khan.
Với tác dụng làm tăng tiết dịch để làm loãng đờm nên khi bé bị ho khan và hoàn toàn không có đờm, nếu bạn cho trẻ uống thuốc này thì bé sẽ càng ho dữ dội hơn như chưa bao giờ được ho vậy, để tăng tống chất dịch nhày ấy ra ngoài.
Nói một cách ngắn gọn hơn, ho khan + thuốc long đờm = ho có đờm.
Ở một số trẻ nhỏ, thường là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tự ý dùng thuốc long đờm không đúng cách làm thể tích dịch đờm tăng quá mức, sự bít tắc đường thở trở nên trầm trọng hơn, khiến trẻ bị khó thở hơn. Thậm chí là giả viêm phế quản.
Sử dụng thuốc long đờm ở trẻ em cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Đó là những lý do khiến các Phương Pháp Tự Nhiên trong điều trị ho đờm cho trẻ Lên Ngôi.