Hướng dẫn mẹ lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phổi

 Dược sĩ Khánh Linh
 PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh thoái lui nhanh chóng bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi mẹ nào cũng nên biết

1. Tuân thủ điều trị khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi chăm sóc trẻ đó là tuân thủ theo chỉ định điều trị viêm phổi của bác sĩ.

chăm sóc trẻ viêm phổi đúng cách

Chăm sóc trẻ viêm phổi đúng cách

Uống đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều, đúng cách mới có thể tiêu diệt được triệt để nguyên nhân giúp trẻ mau khỏi và tránh tái phát bệnh.

2. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ

Một trong những yếu tố quan trọng trong chăm sóc trẻ viêm phổi là một chế độ ăn cân bằng. Vậy trẻ bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng (nên cung cấp thức ăn giàu đạm, vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng), mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn.
  • Có thể dùng một số bài thuốc dân gian dễ làm cho trẻ như quất hấp mật ong, nước chanh,..
  • Khi trẻ bị viêm phổi, chúng sẽ cần nhiều chất lỏng hơn bình thường. Vì thế, hãy chắc chắn rằng con bạn uống nhiều nước trong suốt quá trình bị bệnhNước ấm là sự lựa chọn tốt nhất nhưng nếu trẻ là fan hâm mộ của nước trái cây và tỏ ra lười biếng uống nước thì bạn cũng có thể chiều theo sở thích của con bạn. 

chế độ ăn cho trẻ viêm phổi
 Chế độ ăn cho trẻ viêm phổi

3. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt trẻ

Sốt là triệu chứng của viêm phổi rất thường gặp, nó là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nguyên nhân gây viêm phổi do nhiễm khuẩn, virut,..

Hãy đo nhiệt độ của trẻ ít nhất một lần mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối. Bạn có thể theo dõi thường xuyên hơn nếu cảm thấy trẻ ấm hơn bình thường.

chăm sóc trẻ viêm phổi sốt

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi và sốt đúng cách

Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt mẹ cần bình tĩnh xử trí như sau:

  • Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 - 38,5oC chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt. Mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
  • Khi trẻ sốt trên 38,5oC cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn theo chỉ định của bác sĩ.

4. Áp dụng các mẹo giảm khó thở cho trẻ viêm phổi 

Triệu chứng khó thở trong viêm phổi trong viêm phổi thường khiến trẻ rất mệt mỏi, khó chịu.

Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo những cách làm dưới đây để trẻ dễ chịu hơn trong những ngày ốm bệnh.

4.1. Vỗ lưng cho trẻ 

Điều này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp cho đờm trong phế quản long ra và được loại bỏ dễ dàng hơn. 

  • Tốt nhất, bạn nên thực hiện trước bữa ăn hoặc tối thiểu là 1 giờ sau khi ăn để tránh làm trẻ bị nôn. 
  • Bạn hãy gập bàn tay lại như hìnhvỗ bên trái rồi sang bên phải lưng của trẻ, 5 phút mỗi bên. Bạn cũng cần chú ý không được vỗ vào vụng dạ dày, xương ức hay xương sống của trẻ. 

Tư thế bàn tay khi vỗ lưng cho trẻ viêm phổi

Tư thế bàn tay khi vỗ lưng cho trẻ viêm phổi

4.2. Làm sạch chất nhầy 

Nếu con bạn khó thở, hãy sử dụng bóng hút mũi để loại bỏ chất nhầy cho trẻ. Sử dụng bóng hút trước khi bạn cho trẻ ăn và cho trẻ đi ngủ, sẽ giúp trẻ ăn và ngủ tốt hơn đấy.

  • Trước tiên, bạn cần nhẹ nhàng bóp bóng, đặt đầu hút vào một trong các lỗ mũi của bé. Đóng lỗ mũi còn lại bằng ngón tay của bạn rồi từ từ thả bóng để hút chất nhầy.
  • Để dễ dàng, trước khi hút, bạn cũng có thể nhỏ khoảng 3 giọt nước muối nhỏ mũi vào mỗi lỗ mũi, đợi trong khoảng 1 phút để làm lỏng hơn chất nhầy.

Hút dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn

Hút dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn

  • Cuối cùng, bạn cần loại bỏ chất nhầy khỏi bóng hút bằng cách bóp bóng vào khăn giấy. Sau đó, bóng hút nên được đun sôi trong nước trong khoảng 10 phút. Điều này sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn cho lần sử dụng tiếp theo. 
  • Việc vệ sinh này tương đối khó khăn, dịch mũi dễ bị ứ đọng lại, sinh nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi. Do đó, chúng thường được thiết kế để dùng một lần duy nhất.

Một số máy hút đờm trẻ em hiện nay rất tiện dụng và hiệu quả, dành cho cả trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo lựa chọn sử dụng cho bé.

4.3. Kê cao đầu cho trẻ

Mẹ có thể kê đầu trẻ cao lên bằng một chiếc gối sao cho trẻ thấy thoải mái sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và ngủ được ngon hơn.

4.4. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm

Nhờ đó có thể để làm tăng độ ẩm không khí trong nhà bạn và giúp con bạn dễ thở hơn và giúp giảm ho.

5. Hướng dẫn cho trẻ bị viêm phổi cách ho

Ho sẽ giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và phổi, giúp trẻ dễ thở hơn.

Đối với những trẻ lớn bạn có thể hướng dẫn trẻ cách ho như sau:

  • Hãy cho trẻ ngồi dậy và ngả đầu về phía trước.
  • Trẻ hít một hơi thật sâu.
  • Yêu cầu trẻ mở miệng và thót cơ bụng để ho được thật sâu chứ không ho ở cổ họng.
  • Sau khi ho xong, tiếp tục lại hít vào và ho cho tới khi đờm được khạc ra ngoài.

Còn đối với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng những máy hút đờm khi trẻ không tự ho khạc đờm ra được.

6. Để trẻ được nghỉ ngơi nhiều

Trẻ bị viêm phổi cần thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

Đây có vẻ là một điều nhỏ nhưng nó có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn. 

Cho trẻ viêm phổi được nghỉ ngơi, thư giãn

Cho trẻ viêm phổi được nghỉ ngơi, thư giãn 

Nghỉ ngơi sẽ cho cơ thể nhỏ bé của trẻ có thời gian để chữa lành trong khi thuốc điều trị viêm phổi bắt đầu có hiệu lực. Vì viêm phổi khiến con bạn khó thở hơn

Do đó, bạn nên ngừng cho trẻ đến trường học hoặc nhà mẫu giáo cho đến khi cơn sốt biến mất và trẻ không còn ho ra chất nhầy nữa. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của trẻ trước khi để trẻ ở lại nhà trẻ.

7. Tạo khoảng thời gian ý nghĩa với trẻ 

Trẻ bị viêm phổi, đây là khoảng thời gian tương đối mệt mỏi với con bạn.

Vì thế, trong khi con bạn đang nghỉ ngơi, hãy giành một đôi chút thời gian để mang lại những nụ cười cho trẻ nhé. 

Cần tạo bầu không khí tích cực cho trẻ bị viêm phổi

Cần tạo bầu không khí tích cực cho trẻ bị viêm phổi

Ôm ấp con và đọc cho con nghe những câu chuyện hay cùng con xem phim hoạt hình sẽ giúp tinh thần của trẻ phấn trấn hơn đấy.

8. Chăm sóc vệ sinh cho trẻ viêm phổi

Giữ vệ sinh là một điều rất quan trọng khi bạn chăm sóc trẻ bị viêm phổi, bởi vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân khác hoạt động gây viêm phổi bội nhiễm cùng các biến chứng viêm phổi trầm trọng hơn.

8.1. Vệ sinh mũi miệng

Mẹ có thể dùng khăn giấy mềm để lau nước mũi cho bé, khi dùng xong cần vứt ngay đi, tránh phát tán vi khuẩn.

Với những bé da nhạy cảm mẹ có thể dùng khăn xô mềm để lau nước mũi.

Tuy nhiên sau mỗi lần dùng mẹ nên giặt kĩ rồi ngâm với nước sôi khoảng 5 phút, phơi dưới nắng để đảm bảo sạch khuẩn trước khi tái sử dụng.

Khi trẻ quá nhiều nước mũi, hoặc ngạt mũi mẹ có thể dùng nước muối sinh lí mũi cho bé.

8.2. Vệ sinh môi trường

Khi trẻ bị viêm phổi thì phòng ở phải giữ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát  để bé nghỉ ngơi thoải mái.

Mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giảm bụi, phấn hoa gây kích ứng đường thở của bé.

Bên cạnh đó mẹ cần rửa tay sạch khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho bé.

9. Kiêng những điều sau khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Nhiễm lạnh sẽ khiến bệnh viêm phổi trở nên trầm trọng hơn. Bởi trong đường hô hấp trẻ có sẵn rất nhiều vi khuẩn gây hại kí sinh.

Khi cơ thể trẻ có hệ miễn dịch yếu, bị nhiễm lạnh chúng sẽ bùng phát thậm chí gây bội nhiễm đặc biệt nguy hiểm với trẻ bị viêm phổi. Do đó, bạn cần nên kiêng những điều sau khi chăm sóc trẻ viêm phổi:

9.1. Kiêng tắm nước lạnh

Trẻ bị viêm phổi nên được tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Vào mùa đông, nên bật sẵn điều hòa để phòng ấm hoặc máy sưởi đặt trước chậu nước tắm. Thêm vào đó, cần chuẩn bị chậu nước đủ ngập hết toàn thân bé, tránh tắm kiểu ướt nửa người rất dễ làm bé bị nhiễm lạnh khiến bệnh viêm phổi thêm nặng.

trẻ bị viêm phổi nên kiêng tắm nước lạnh

Trẻ bị viêm phổi cần kiêng tắm nước lạnh

9.2. Kiêng nằm điều hòa lạnh

Rất nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng đồng hồ khiến hầu họng khô rát, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn kí sinh tại hầu họng (H. influenzae, phế cầu…) bùng phát khiến trẻ mắc bệnh viêm phổi và làm quá trình điều trị cũng dễ chuyển biến xấu.

trẻ bị viêm phôi kiêng nằm điều hòa

Trẻ viêm phổi nên kiêng nằm điều hòa lạnh

Vì vậy, khi trẻ mắc viêm phổi mẹ nên kiêng cho bé nằm điều hòa lạnh.

9.3. Kiêng nơi lộng gió

Nơi lộng gió không chỉ ảnh hưởng đến thân nhiệt bé mà còn gây khô họng, hầu, gây viêm, ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp.

Tuy nhiên, khi bé bị viêm phổi cũng không nên để bé ở trong phòng quá kín bởi khi thở trẻ sẽ thải ra nhiều khí (CO2), khí này sẽ không phân tán ra xung quanh nếu trong phòng không khí không lưu thông được, khí sẽ tập trung nhiều quanh miệng và mũi của bé làm bé thiếu dưỡng khí (O2), hậu quả nghiêm trọng nhất là gây nên hội chứng đột tử khi ngủ.

trẻ bị viêm phổi nên kiêng tắm nước lạnh

Trẻ bị viêm phổi cần kiêng tắm nước lạnh

Ngoài việc kiêng những việc trên thì kiêng khem cho trẻ một số thực phẩm có hại cũng là lưu ý mẹ nên tránh cho trẻ để trẻ nhanh khỏi bệnh.

10. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tái khám khi cần

Bạn nhớ đưa trẻ đến gặp bác sĩ theo lời dặn trước đó để được đánh giá và có những thay đổi cần thiết trong điều trị.

Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu của viêm phổi nặng hơn như thở khó khăn hơn (thở nhanh, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ mệt mỏi hơn và không ăn uống được gì,..thì bạn cũng hãy đưa trẻ đến bệnh viên ngay lập tức dù rằng chưa tới lịch hẹn với bác sĩ.

Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp cho mẹ phần nào đó thắc mắc trong câu hỏi: "Chăm sóc trẻ viêm phổi như thế nào để nhanh khỏi bệnh?"

Dược sĩ Thu Hương

Sản phẩm Bảo Khí Nhi Plus được chiết xuất từ Húng Chanh Ấn Độ, Cỏ Xạ Hương, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ có thể giúp trẻ cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng, tùy theo sự thích ứng của cơ thể bởi các công dụng: Hỗ trợ giúp:

  • Thanh họng, hạn chế ho nhiều

  • Giảm tăng tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng tại đây

Tư vấn trực tuyến