Bố mẹ cần phát hiện và điều trị sớm viêm phổi cho bé để hạn chế biến chứng
1. Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ em
Điều trị viêm phổi ở trẻ em tuân thủ theo nguyên tắc:
Sử dụng kháng sinh một cách hợp lý để điều trị nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi cho trẻ và kết hợp với một số biện pháp điều trị hỗ trợ khác:
- Điều trị triệu chứng:
- Làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, nằm gối cao đầu, nới lỏng quần áo của trẻ. Cho trẻ thở oxy nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp.
- Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hoặc các biện pháp làm mát khác.
- Duy trì sự cân bằng nước điện giải cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý.
- Điều trị biến chứng của bệnh viêm phổi nếu có.
>>> Mẹ chưa biết: Điều trị viêm phổi bằng những bài thuốc dân gian đang là xu hướng được nhiều mẹ tìm kiếm. Nếu mẹ cùng chung quan điểm đó thì bài viết "Bỏ túi ngay 7 bài thuốc dân gian trị viêm phổi hàng đầu cho trẻ" sẽ cung cấp cho mẹ cách làm đơn giản giúp bé vượt qua viêm phổi dễ dàng nhé!
2. Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em
Bé bị viêm phổi phải làm sao để trẻ nhanh khỏi bệnh? Mẹ cần tuần theo nguyên tắc sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị viêm phổi bên cạnh một kế hoạch chăm sóc toàn diện.
2.1. Điều trị nguyên nhân
Thông thường trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, ban đầu các bác sĩ sẽ kê kháng sinh theo kinh nghiệm.
Sau đó, khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em thông qua các phương pháp vi sinh vật thì sẽ sử dụng loại kháng sinh có tác dụng hiệu quả, đặc trị với vi khuẩn đó.
Việc điều trị viêm phổi cho trẻ bằng kháng sinh cần hết sức thận trọng nhất là trẻ sơ sinh
Phần lớn trẻ em bị viêm phổi sẽ có đáp ứng với điều trị sau khoảng 2-3 ngày. Còn những trường hợp không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh ban đầu có thể do:
- Tình trạng bệnh tiến triển nặng nhanh: các biểu hiện như suy hô hấp, tím tái, không ăn uống được gì, trẻ sơ sinh thì bỏ bú, sốc,...
- Trẻ không được sử dụng thuốc đúng cách: dùng thuốc không đúng liều lượng, cách sử dụng, thời gian,..
- Trẻ gặp vấn đề về hấp thu thuốc: Do thuốc được hấp thu kém, gây nồng độ thuốc trong máu không đủ để gây tác dụng dược lý đối với vi khuẩn.
- Tình trạng kháng thuốc kháng sinh: khiến thuốc không thể tiêu diệt được loại vi khuẩn gây bệnh này nữa.
- Chẩn đoán sai: Bác sĩ có thể sẽ gặp nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh, khiến kê đúng thuốc của bệnh nhưng lại không có tác động đối với tình trạng bệnh hiện tại của trẻ.
Những trẻ này sẽ cần phải được xem xét khám lại một cách cẩn thận, làm lại các xét nghiệm để chẩn đoán được chính xác và điều trị viêm phổi được hiệu quả.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Chi tiết về các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ, nguyên tắc, cách sử dụng, mời các bạn tham khảo trong bài viết: THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
3.2. Điều trị hỗ trợ
Điều trị viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn, trước hết cần sử dụng kháng sinh hợp lý, tiếp đó là các phương pháp điều trị hỗ trợ khác dưới đây:
Hỗ trợ chức năng hô hấp cho trẻ em bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phổi thở khò khè
- Thuốc giãn phế quản giúp mở rộng đường thở do làm giãn cơ trơn phế quản. Từ đó làm giảm triệu chứng khó thở ở trẻ.
- Có thể dùng thuốc long đờm, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi. Nhờ đó, trẻ có thể loại bỏ đờm được dễ dàng hơn, trả lại phần nào đó sự thông thoáng cho đường thở.
- Với trường hợp viêm phổi nặng trẻ cần nhập viện để thở máy, khí dung.
- Ngoài ra, với viêm phổi nhẹ mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, giúp trẻ dễ thở hơn.
Chống rối loạn thân nhiệt ở trẻ bị viêm phổi
- Hạ sốt: Khi kẹp nhiệt độ ở nách của trẻ và thấy trẻ bị sốt trên 38.5oC thì cần cho trẻ hạ sốt bằng cách uống paracetamol hoặc thuốc vào hậu môn trẻ. Song song với đó, khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi và sốt mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoa quả hoặc oresol để bù nước và điện giải.
- Chống trẻ hạ nhiệt độ cơ thể: Một số trẻ bị viêm phổi không sốt mà lại bị thân nhiệt. Khi nhiệt độ ở nách của trẻ nhỏ hơn 36oC thì trẻ cần được nằm ở phòng kín gió, được ủ ấm và ăn đầy đủ để tránh hạ đường huyết.
Giảm ho cho trẻ viêm phổi
- Ban ngày: Tốt nhất không nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế cơn ho, trừ khi trẻ rất mệt mỏi. Vì ho sẽ giúp loại bỏ đờm ra ngoài.
- Ban đêm: Do ho nhiều sẽ gây ảnh hướng đến giấc ngủ của trẻ nên nếu trẻ ho quá nhiều thì bạn có thể sử dụng thuốc ức chế cơn ho cùng với thuốc long đờm cho trẻ.
Cân bằng nước và điện giải, dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
- Trẻ bị viêm phổi thường bị sốt, thở nhanh, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đây đều là những yếu tố góp phần làm tăng nhu cầu nước của trẻ bị viêm phổi. Thêm vào đó, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng khi bị ốm khiến trẻ dễ bị mất nước và thiếu dinh dưỡng, làm cho tình trạng bệnh càng chuyển biến nặng, chậm hồi phục hơn.
- Do đó, bạn nên cho trẻ uống dung dịch oresol để bù nước cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng cần trả lời được câu hỏi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để trẻ có được sự cân bằng dinh dưỡng trong những ngày ốm bệnh.
- Nếu trẻ không ăn được thì cần được cho ăn qua sond dạ dày. Còn bị rối loạn nước và điện giải mà không uống được và nôn nhiều thì cần bù nước - điện giải qua đường tĩnh mạch.
Điều trị biến chứng viêm phổi nếu có
Với tình trạng bệnh nặng và nguy cơ cao gặp phải các biến chứng viêm phổi, trẻ sẽ được theo dõi, đánh giá liên tục (y tá theo dõi sau mỗi 3h và bác sĩ đánh giá 2 lần/ngày).
Sau 2 ngày, trẻ tiến triển thuận lợi khi có các biểu hiện: thở chậm hơn, giảm sốt, ăn uống tốt hơn,..Ngươc lại thì cần đi tìm nguyên nhân, biến chứng và điều trị.
>>> Xem thêm: Viêm phổi có thể ập đến bất cứ lúc nào, vậy thì những giải đáp từ chuyên gia sau đây sẽ giúp cả 2 mẹ con "tự tin" trước viêm phổi nếu chẳng may gặp phải:
- Góc giải đáp: Bệnh viêm phổi ở trẻ em có chữa được không?
- Góc giải đáp: Trẻ bị viêm phổi điều trị bao lâu thì khỏi?
ĐIỀU QUAN TRỌNG:
Viêm phổi là căn bệnh có thể chữa khỏi và không để lại những biến chứng nguy hiểm Nếu bạn tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Tuy nhiên, nó sẽ có thể lại quay lại bất cứ khi nào có cơ hội và khi này bệnh sẽ rất dễ tiến triển trầm trọng hơn trước.
Vậy - Có - Giải - Pháp - Nào - Để - Giúp - Trẻ - Đồng - Thời:
- Hỗ trợ điều trị viêm phổi.
- Và tăng cường sức đề kháng hô hấp để trẻ có thể phòng chống bệnh tái phát.
Đó - Là: